Đồn Biên phòng Bảo Lâm: Tăng gia sản xuất giỏi, giúp dân xóa đói, giảm nghèo

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bảo Lâm giúp dân làm đường giao thông nông thôn. 
(Hình:baolangson.vn)
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bảo Lâm giúp dân làm đường giao thông nông thôn. (Hình:baolangson.vn)
(PLO) - Đóng quân nơi biên giới, xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, việc chuẩn bị thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng (BP) Bảo Lâm, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lạng Sơn chủ yếu là tự túc. Ngoài tăng gia sản xuất, cán bộ, chiến sĩ của Đồn còn giúp dân xóa đói, giảm nghèo.

Tăng gia sản xuất vượt kế hoạch

Dù được xây dựng bảy năm nhưng con đường từ trung tâm huyện Cao Lộc vào xã Bảo Lâm vẫn nguyên là con đường đất, khác xưa là đỡ ổ gà, ổ voi hơn và rộng hơn. Tuy nhiên, ngày mưa đường đất nhão nhoẹt, dính chặt bánh xe khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Do đó, nếu không tự chủ về lương thực, thực phẩm thì những ngày mùa đông rét mướt, mưa dầm dề, cán bộ, chiến sĩ của Đồn BP Bảo Lâm, BĐBP Lạng Sơn chỉ có nước nhịn đói. 

Thượng tá Chu Văn Phong, Chính trị viên Đồn BP Bảo Lâm, cho biết: “Vượt khó, thúc đẩy tăng gia sản xuất, cấp ủy, chỉ huy quan tâm tuyên truyền cán bộ, chiến sỹ thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt” tạo chuyển biến tích cực trong đơn vị. Ngoài giờ học tập, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tập trung lao động, cải tạo, quy hoạch, xây dựng hệ thống tăng gia sản xuất, chăn nuôi theo mô hình vườn, chuồng, giàn riêng biệt. Hiệu quả từ công tác tăng gia, chăn nuôi góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt, đời sống của đơn vị”.

Từ nhiều năm trước, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Bảo Lâm đã cải tạo vườn rau của Đồn, mở rộng diện tích lên 1.300m2, chia làm ba khu: khu trồng rau xanh, khu trồng củ, quả và khu trồng gia vị. Đơn vị cũng cải tạo lại hai ao cá có diện tích 2.000m2, làm mới bốn giàn trồng bầu bí diện tích 250m2 và làm thêm bốn chuồng nuôi gia cầm. Vào năm 2013, khi được trên hỗ trợ 50 triệu đồng, cùng với nguồn vốn tăng gia sản xuất của đơn vị, Đồn BP Bảo Lâm đã quy hoạch lại khu chăn nuôi tập trung với diện tích 360 m2. 

Đến hết tháng 11/2015, từ nguồn thu nhập tăng gia, sản xuất, ngoài việc tự túc về bảo đảm công tác hậu cần, đơn vị đã hoàn trả kinh phí đầu tư xây dựng khu tăng gia sản xuất. Mấy năm gần đây, Đồn liên tục vượt chỉ tiêu tăng gia sản xuất từ 120 - 150% kế hoạch/năm. Các bữa ăn của đơn vị có 100% rau xanh tự túc, 50% lượng cá thịt đơn vị tự bảo đảm. 

Năm 2015, đơn vị đóng mới 50% giường nằm cho cán bộ, chiến sĩ. Phòng ở, phòng làm việc được sửa lại đủ ánh sáng, quạt mát, thông thoáng, bộ đội được tắm nước nóng vào mùa đông, nước uống được lọc đạt tiêu chuẩn. 

Năm 2017, Đồn BP Bảo Lâm  đã thu hoạch hơn sáu tấn rau, củ, quả các loại, bình quân đạt 150 kg/người, đạt 102,6%; trên 1,2 tấn thịt các loại, bình quân đạt 28 kg/người, đạt 111,1%. Số tiền thu từ tăng gia sản xuất, chăn nuôi nộp vào quỹ đơn vị trên 100 triệu đồng. Từ nguồn quỹ, đơn vị trích đưa vào bữa ăn cho bộ đội bình quân 2.000 đồng/người/ngày, các ngày lễ, tết 100 nghìn đồng/người/ngày. Ngoài ra, đơn vị còn trích quỹ tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình tham gia phối hợp cùng BĐBP quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới nhân dịp lễ, tết.

Cùng với tăng gia sản xuất, đơn vị làm tốt công tác quản lý, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong công tác hậu cần. Bên cạnh đó, thực hiện phong trào “Đơn vị quân y 5 tốt”, Đồn BP Bảo Lâm thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, định kỳ tổng vệ sinh toàn bộ doanh trại, nhà bếp, nhà ăn. Đồng thời tổ chức chăm sóc, khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ, chiến sỹ, duy trì, bảo đảm quân số khoẻ từ 99% trở lên. 

Làm tốt công tác dân vận

Xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn có 16 bản, 10 thôn với 724 hộ, 3.238 khẩu, trong đó, dân tộc Nùng chiếm 67%, Tày chiếm 32%, còn người Kinh chiếm hơn 1%. Nghề gốc chủ yếu của bà con là canh tác nông, lâm nghiệp gồm trồng lúa nước, trồng rừng, hồng, thông và hồi. Hồng Bảo Lâm là sản phẩm nổi tiếng lâu đời của xã với diện tích khoảng 16 ha. 

Trung tá Ninh Văn Bình, Đồn trưởng Đồn BP Bảo Lâm cho biết: “Những năm qua, Ban Chỉ huy Đồn BP Bảo Lâm cùng với cấp ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác, phát triển kinh tế hộ gia đình vững chắc. Trong đó tập trung lựa chọn các mô hình cây, con giống mới, đồng thời duy trì và phát triển diện tích cây đặc sản. Khi cây hồng già, cỗi, chết nhiều do sâu bệnh, năng suất thấp, người dân địa phương đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng thông. Gia đình anh Bằng ở thôn Cốc Toòng có đồi thông diện tích khoảng 4 ha, năm 2017 thu hoạch 100 triệu đồng. Đồn đã phối hợp tổ chức cho 727 hộ gia đình tại 10/10 thôn ký bản cam kết về chấp hành pháp luật về biên giới; tham mưu cho xã vận động 82 hộ gia đình có đất canh tác giáp biên giới ký kết cùng BĐBP quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc”. 

Từ chủ động thực hiện tăng gia sản xuất, đảm bảo hậu cần, Đồn BP Bảo Lâm đã trích từ nguồn kinh phí thu nhập tăng gia sản xuất, đóng góp 4 triệu đồng mua vật liệu, còn cán bộ, chiến sỹ đóng góp 15 ngày công tham gia xây dựng nhà văn hóa thôn Kéo Có; giúp đỡ vật liệu xây dựng làm sân nhà văn hóa thôn Phạc Táng trị giá 2,5 triệu đồng; hỗ trợ 3 triệu đồng mua vật liệu và cử 12 cán bộ, chiến sỹ giúp 1 gia đình thương binh sửa nhà; phối hợp làm đường bê tông cho trường phổ thông cơ sở được 40 m; hỗ trợ trường mầm non 3 triệu đồng mua cây xanh…; phối hợp tổ chức cho lực lượng đoàn viên thanh niên làm 1 cầu qua suối tại thôn Còn Háng, làm đường bê tông tại thôn Cốc Tào dài 50m, rộng 3m, nhận hỗ trợ 2 cháu học sinh nghèo mỗi cháu 500 nghìn đồng/tháng để các cháu được thực hiện ước mơ đến trường… 

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.