Diệu kỳ mầm xanh Trường Sa

Vườn rau xanh trên đảo Đá Lớn B
Vườn rau xanh trên đảo Đá Lớn B
(PLO) -Trên những hòn đảo cách bờ hàng trăm hải lý thiếu thốn nước ngọt cộng với thời tiết cực kỳ khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn khắc phục được mọi khó khăn để trồng những luống rau, nuôi gia súc gia cầm...

Những vườn rau xanh giữa biển

Mâm cơm ở Trường Sa không có nhiều món đặc sản nhưng cũng rất đầy đủ chất dinh dưỡng từ thịt, trứng đặc biệt là rau xanh các loại. Những món ăn đó có những loại đồ hộp gửi từ đất liền ra nhưng đa phần nguyên liệu chế biến là sản phẩm do các chiến sĩ tăng gia sản xuất mà có.

Trong chuyến công tác ở Trường Sa, phóng viên ghi nhận tại các đảo đều có vườn rau do các chiến sĩ trồng. Từ các đảo chìm cho đến các đảo nổi, rau xanh dưới bàn tay chăm sóc của lính đảo đều rất tươi tốt. Nhưng để có được thành quả ấy đằng sau là nỗi khó khăn, vất vả của người lính. 

Khác với đất liền, điều kiện thời tiết ngoài đảo vô cùng khắc nghiệt, hơi nước biển rất nhiều nên nếu chăm sóc không kỹ thì rau không thể phát triển được thậm chí là chết khi chưa kịp lớn. 

Đầu tiên các chiến sĩ phải xác định được khu vực để trồng sao cho ít bị ảnh hưởng của gió biển. Tiếp đến là làm đất, trộn phân hữu cơ… để bổ sung dinh dưỡng cho đất nuôi cây.

Và không phải thích trồng cây nào vào thời gian nào cũng được, phải tùy theo mùa vụ mà lựa chọn loại rau thích hợp để trồng để cây phù hợp với thời tiết thì mới phát triển được và cho năng suất cao.

Trên các đảo nổi, ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu thì công tác tăng gia sản xuất, trồng rau xanh để phục vụ bữa ăn hằng ngày là nhiệm vụ của mỗi cán bộ chiến sỹ.

Giá đỗ được ủ phục vụ cho bữa ăn
 Giá đỗ được ủ phục vụ cho bữa ăn

Ở đảo hoàn toàn không có đất tự nhiên để trồng rau như trong đất liền. Từ những bao đất hiếm hoi và bột xơ dừa được chuyển ra từ đất liền, cán bộ, chiến sỹ đã cải tạo, tận dụng để trồng rau xanh. 

Sau khi có đất, nước ngọt để duy trì sự sống của rau và tránh những tác nhân từ thời tiết mới là vấn đề lớn để có những vườn rau xanh tốt...

Trồng rau trên đảo nổi đã khó, ở đảo chìm để trồng được rau còn khó hơn gấp bội. Bởi lẽ, ở đảo chìm chỉ có một ngôi nhà trên thềm san hô 4 bề là nước biển.

Tất cả mọi sinh hoạt, hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ cũng như nhu yếu phẩm đều chỉ được gói gọn trong không gian hẹp ấy.

Vì thế, những khoảng trống trên đảo đều được các chiến sỹ tận dụng để đặt các thùng xốp hoặc những chiếc xoong nồi, khay, chậu hỏng để trồng rau. 

Để trồng được rau ở đảo chìm không hề đơn giản, các chiến sĩ phải chắt chiu từng nắm đất, ca nước, từng chút phân vi sinh gửi từ đất liền ra để cho rau sinh trưởng, phát triển bình thường.

Những mảnh bạt, những tấm gỗ từ các kiện hàng chuyển ra đảo được tận dụng làm bờ rào che chắn cho rau tránh được gió, sóng biển mang hơi mặn. Nước ngọt cũng được tận dụng tối đa từ nước tắm, rửa rau, nấu cơm… Nhiều đảo, các chiến sỹ phải dùng những tấm màn cũ bảo vệ rau khỏi ánh nắng chói chang của mùa hè. 

Vườn rau ở các đảo chìm còn được gọi là vườn rau di động. Vì diện tích trồng rau và vật tư che chắn cho rau không đầy đủ nên các khay, chậu trồng rau phải di chuyển theo mùa gió. Cứ đợt gió mùa Tây Nam, lính đảo lại chuyển “vườn về phía Đông Bắc. Khi tới mùa gió Đông Bắc thổi, “vườn” rau lại được chuyển về vị trí cũ.

Hoặc có những tháng biển động, gió to, che bề nào cũng không lại với trời, lính đảo đành phải mang “vườn” rau để xuống gầm giường. Nhiều khi thời tiết thay đổi bất thường, chỉ cần trúng một trận gió, một đợt sóng là rau héo quắt.

Những lúc như thế phương án ủ giá đỗ là giải pháp tạm thời trong lúc các chiến sĩ khôi phục lại vườn rau. Ở các đảo chìm, cách làm giá đỗ để giải quyết bài toán rau ăn cho chiến sĩ rất phổ biến.

Ghé thăm đảo chìm Đá Lớn B, chúng tôi thấy khá nhiều loại rau được trồng. Từ rau xanh ăn hàng ngày như rau cải, rau muống, rau dền... cho tới các loại rau thơm.

Phát hiện nhiều chậu rau đã lớn mà chưa hề có vết cắt đem hỏi các chiến sĩ, các anh trả lời vui: “Lính đảo coi rau như là hoa trong đất liền vậy, có khi trồng chỉ để ngắm...”. Ấy thế nhưng bữa ăn chiều hôm đó đã thấy món rau xanh tôi vừa hỏi trên mâm cơm. Ra là chậu rau ấy được “đặt hàng” để dành đãi đoàn ra thăm.

Binh nhất Nguyễn Thanh Sơn trên đảo Đá Lớn B chia sẻ: “Ở đảo rau như là món ăn đặc sản vậy, nó quý hơn cả cơm, thịt hay hải sản. Việc tăng gia sản xuất, không chỉ giúp cho anh em cải thiện bữa ăn hằng ngày, mà còn đem đến màu xanh, sự sống trên đảo chìm.

Đàn vịt ở đảo chìm Cô Lin
Đàn vịt ở đảo chìm Cô Lin

Mỗi lúc trồng, chăm sóc rau xanh cũng giúp các anh cảm thấy được gần gũi hơn với đất liền, vơi bớt đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Từ đó quyết tâm chắc tay súng gìn giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.”

Vật nuôi ở đảo chìm, đảo nổi

Trong nhiệm vụ tăng gia sản xuất, ngoài trồng rau, các chiến sĩ còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để cung cấp nguồn thịt tươi cho bữa ăn. Ở các đảo nổi, khu vực chăn nuôi được bố trí riêng, những chuồng trại được dựng tại một khu thông thoáng.

Theo tìm hiểu, trước kia vật nuôi trên đảo đều được mang giống từ đất liền ra. Tuy nhiên hiện nay nhiều cặp gia súc bố mẹ đã được nuôi và sinh sản thành công trên đảo. Các loại gia cầm như gà vịt ngoài nuôi lấy trứng còn có lò ấp trứng nên lượng con giống cũng được bảo đảm. 

Các đảo chìm thì ít có điều kiện chăn nuôi hơn đảo nổi, tuy nhiên nhiều đảo vẫn xuất hiện những chú lợn, những đàn gà, đàn vịt. Thú nuôi không thể thiếu và chiếm số lượng đông nhất ở các đảo chìm là chó. Chó vừa là vật nuôi, vừa là bạn của lính đảo xa.

Trên đảo chìm Cô Lin hình ảnh đàn vịt gần chục con tung tăng bơi giữa biển khiến đoàn khách không khỏi ngạc nhiên. Bởi trước đây họ chỉ thấy những chú vịt bơi lặn ở ao hồ, đồng ruộng nước ngọt trong đất liền. Theo lời “quảng cáo” của lính đảo, vịt ở đây bơi giỏi, bắt cá tài nên lớn rất nhanh. Đây là nguồn thực phẩm dự trữ và cải thiện rất tốt của lính đảo. 

Trên đảo nổi Sinh Tồn Đông, khách thăm đảo ngoài việc thấy những chuồng chăn nuôi gà, vịt được quy hoạch vào một góc, trên đường đi dạo còn thấy những chú bò, chú lợn nằm nghỉ dưới những tán cây mù u.

Trên đảo không có cỏ nên bò với lợn đều ăn cơm, ăn cám. Mỗi lần có đoàn ra đảo, các chú bò được cải thiện thêm món... thùng các tông từ số hàng hóa vận chuyển ra. Vậy mà lợn bò trên đảo vẫn múp máp.

Nhìn vào đời sống ở các đảo chìm, đảo nổi hiện tại, có thể thấy, mặc dù sống trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt, nhưng bằng nhiệt huyết của sức trẻ, các chiến sĩ đã vượt lên mọi trở ngại.

Ở nơi đầu sóng ngọn gió, các chiến sĩ luôn chấp hành tốt nhiệm vụ được giao. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ canh giữ biển trời tổ quốc, các chiến sĩ nơi đây còn tự đảm bảo cho cuộc sống, sức khỏe của chính bản thân mình. 

Những mầm xanh ở Trường Sa có sức sống thật kỳ diệu, cứ vươn lên không ngừng giữa mưa gió bão bùng, như một sự thách thức với thiên nhiên khắc nghiệt.

Đằng sau sức sống mãnh liệt ấy là biết bao tâm huyết, mồ hôi của cán bộ, chiến sĩ nơi đây nhằm khắc phục khó khăn, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên.

Đàn chó sống hòa bình với chú lợn trên đảo chìm
 Đàn chó sống hòa bình với chú lợn trên đảo chìm

Việc tăng gia rau xanh ở đảo không chỉ là công việc giúp chiến sĩ thảnh thơi đầu óc sau những giờ làm việc, mà đó còn là công tác thi đua quyết liệt giữa các đơn vị nhằm bảo đảm bữa ăn cho bộ đội ở Trường Sa, cùng nhau kiên cường bám đảo, gìn giữ chủ quyền Tổ quốc. 

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.