Điển hình lãng phí từ những công trình "đoản thọ" ở Hà Nội

Những dự án có “tuổi thọ” còn rất non trẻ nhưng vẫn phải “khai tử” để dự án khác chồng lên, câu chuyện lãng phí đang diễn ra ngay tại Hà Nội do lề lối “chắp vá”, “gieo giống ngắn ngày”…

Những dự án có “tuổi thọ” còn rất non trẻ nhưng vẫn phải “khai tử” để dự án khác chồng lên, câu chuyện lãng phí đang diễn ra ngay tại Hà Nội do lề lối “chắp vá”, “gieo giống ngắn ngày”…

“Điển hình” của sự lãng phí mới nhất là kế hoạch di dời hai cây cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Khát Chân. Theo đó, theo thiết kế của cầu vượt giành cho xe cơ giới, cả hai cây cầu này phải chuyển đến chỗ khác. 

“Điển hình” của sự lãng phí mới nhất là kế hoạch di dời hai cây cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Khát Chân. Ảnh minh họa
“Điển hình” của sự lãng phí mới nhất là kế hoạch di dời hai cây cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Khát Chân. Ảnh minh họa

Tại cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh, theo ghi nhận của phóng viên, từ khi khánh thành đến nay số lượng người đi bộ qua đây rất ít, nếu không nói là  mỗi ngày đếm được trên đầu ngón tay. Bởi, khu vực này không có trạm trung chuyển xe buýt, xa các trường đại học, cao đẳng. Một vài toà nhà văn phòng bên đường Phạm Huy Thông cũng ít nhân viên công sở qua lại, nên mục đích xây dựng cầu vượt tại vị trí này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy sẽ không được như ý muốn.

Tổng mức đầu tư cho những cây cầu khung sắt này lên đến 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, như tại cầu vượt đường Nguyễn Chí Thanh, khi Hà Nội thực hiện dự án giảm ách tắc giao thông bằng cách xây cầu trên cao vượt nút Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai, thì coi như “khai tử” luôn cây cầu cho người đi bộ còn thơm mùi sơn mới.

Theo kết hoạch, cầu vượt cho người đi bộ tại Nguyễn Chí Thanh sẽ được di chuyển đến vị trí mới cách đó 100m. Riêng cầu bộ hành ở nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt sẽ được lắp đặt lại trên đường Giải Phóng. Phát biểu với báo giới, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Phạm Hoàng Tuấn cho hay, phần lớn cầu bộ hành vẫn được tái sử dụng. Nói về kinh phí, ông Tuấn cho rằng “chỉ mất vài tỷ đồng” vì phải cắt phần móng trụ.

Việc chỉ mất “vài tỷ đồng”, như lời lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thốt ra, đã làm tổn thương biết bao người dân Hà Nội. Ngay tại chân cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, hàng ngày, hàng giờ, có nhiều người lái xe ôm, bán quần áo, quán nước vỉa hè mưu sinh trong khó nhọc. Họ cóp nhặt từng đồng, từng nghìn bạc lẻ để vun vén cho cuộc sống thiếu thốn trong ngày. “Vài tỷ đồng” đó có thể giúp những số phận bi thương, nhiều em bé đang điều trị căn bệnh ung thư trong Bệnh viện Nhi - cách cây cầu vượt mấy trăm mét - có thêm bữa ăn ngon và những liều thuốc tốt để kéo dài cơ hội sống sót...

Trước đó, chủ đầu tư khách sạn SAS sau khi bị dừng dự án tại công viên Thống Nhất, đã lên tiếng đòi Hà Nội bồi thường tổng giá trị thiệt hại do không được tiếp tục xây dựng suýt soát 80 triệu USD. Tuy nhiên, lúc đó Hà Nội mới chỉ thống nhất xác nhận khoản chi phí hơn 5,17 triệu USD mà chủ đầu tư đã "rót" vào dự án này.

Buộc phải tháo đi hay phá dỡ như hai ví dụ trên thì sự lãng phí là không còn phải bàn, nhưng cũng có những công trình đang tồn tại, mà cái “án” của sự lãng phí cũng không thể che đậy. Ba năm trước, tháng 10/2010, Bảo tàng Hà Nội được khánh thành, mở cửa đón khách tham quan. Để thực hiện dự án này, ngân sách Nhà nước phải tiêu tốn đến 2.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quy mô hoành tráng đó thật tương phản với số hiện vật ít ỏi bày biện bên trong cũng như số du khách tham quan bảo tàng.  4 tầng nhà nhưng chỉ với 5.000 hiện vật được trưng bày, không gian của một kiến trúc lịch sử trở nên nhạt nhoà so với mục đích ban đầu của người lập ý tường. Khi còn là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư, ông Võ Hồng Phúc không ngần ngại nói rằng đây là một “điển hìnhlãng phí”.

Cách bảo tàng không xa, cũng trên địa bàn huyện Từ Liêm, chợ đầu mối Minh Khai được xây dựng quy củ, phí chi phí đầu tư lên tới nhiều tỷ đồng, chiếm dụng hàng nghìn mét đất mặt tiền đường 32, nhưng hoang vắng từ ngày hoàn công cho đến nay. Dù với bất cứ lý do gì, sự "tẩy chay" của tiểu thương đối với nơi buôn bán mới, cũng đặt lên câu hỏi trách nhiệm của những ai tham gia quá trình từ phê duyệt, đến xây dựng dự án này.

Khi người dân chi tiêu từng cắc bạc phải đắn đó, toan tính, thì việc “hy sinh” bạc tỷ bởi những dự án đoản thọ là điều đáng suy ngẫm. Người dân có quyền đòi hỏi tinh thần trách nhiệm trước từng đồng ngân sách, đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn của các cơ quan có thẩm quyền.

Như Trang

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.