Đề xuất giảm trừ gia cảnh được Bộ Tài chính tính toán trên cơ sở biến động của CPI

(PLVN) - Đây là một trong những nội dung trả lời của đại diện Bộ Tài chính tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 về đề xuất giảm trừ gia cảnh 15 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế.

Tại cuộc họp báo, đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã có công văn xin ý kiến rộng rãi về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Việc điều chỉnh căn cứ vào Luật năm 2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

Theo Luật số 26 năm 2012, khoản 4 Điều 1 quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo. 

Tuân thủ điều khoản này, Bộ Tài chính đã thường xuyên cập nhật chỉ số giá tiêu dùng, tính đến hết năm 2019 là 23,2% năm 2019. Vì vậy, Bộ đã căn cứ chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với biến động của giá cả để đề xuất mức giảm trừ 15 triệu đồng/tháng đối với đối tượng nộp thuế. 

Về vấn đề quản lý với một số đối tượng như ca sĩ, cá nhân kinh doanh qua mạng thì Luật Quản lý thuế sắp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 đã có điều khoản quy định chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trách nhiệm của người nộp thuế là kê khai đầy đủ, trung thực. Còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra.

Trước đó, Chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 3/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông tin một số nội dung của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 diễn ra cùng ngày.

Trong đó, Chính phủ đánh giá, thời gian qua, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 được đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với tinh thần "chống dịch như chống giặc" của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân.

Chúng ta đã đạt được kết quả thành công bước đầu quan trọng trong phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao (16 ca nhiễm đã được điều trị khỏi, 19 ngày không phát hiện ca nhiễm mới)… Tuy nhiên, Thủ tướng luôn nhấn mạnh đây mới là kết quả bước đầu trong phòng chống dịch, không được chủ quan, lơ là trong chỉ đạo phòng chống dịch.

Tại phiên họp Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã thảo luận dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19. 

Chỉ thị sẽ đưa ra 6 nhóm giải pháp về (i) vốn, tài chính và thúc đẩy thanh toán điện tử; (ii) cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; (iii) bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu; (iv) tháo gỡ khó khăn, phụ hồi, phát triển ngành du lịch; (v) thúc đẩy đầu tư và giải ngân; (vi) rà soát, xử lý vướng mắc về lao động, phương án hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Buổi chiều, Chính phủ dành thời gian cho công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách. Thời gian tới, các Bộ trưởng, Trưởng ngành sát sao, tập trung chỉ đạo việc xây dựng, trình các dự án luật, pháp lệnh để Chính phủ có thể trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp 9, Quốc hội khóa XIV bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Toàn cảnh buổi họp báo chiều 3/3.
 Toàn cảnh buổi họp báo chiều 3/3.

Rất nhiều câu hỏi đã được các phóng viên nêu lên như chấm dứt thí điểm ứng dụng gọi xe công nghệ, kịch bản của Việt Nam nếu tình hình dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, vụ tiêu diệt Tuấn “khỉ”, việc quản lý thu nhập cá nhân (qua mạng, youtube), vụ đăng ký vốn điều lệ lên tới 144 nghìn tỷ đồng…

Đối với việc kết thúc thử nghiệm loại hình ứng dụng đặt xe, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng. Theo đó, khi Nghị định 10 ra đời thì sẽ chấm dứt hiệu lực của Nghị định 86. 

Còn xe Grab, Fastgo… hay bất kỳ tên gọi nào, miễn phù hợp với quy định Nghị định 10 thì được hoạt động. Chẳng hạn như kết thúc chuyến đi thì phải gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan Thuế; biển hiệu xe dán ở vị trí nào trên xe. “Tinh thần chung là phù hợp thì được hoạt động, không phân biệt về tên gọi” – đại diện Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh lần nữa.

Chia sẻ thông tin về vụ án Tuấn khỉ, đại diện Bộ Công an cho biết: Ngay sau khi Tuấn gây án thì Bộ Công an đã xác định đây là đối tượng đặc biệt nguy hiểm (có súng, thông thạo địa bàn, biết cách ứng phó với lực lượng chức năng) nên đã chỉ đạo quyết liệt vây bắt Tuấn và đạt kết quả. 

Tuấn là cán bộ Công an nhưng không tu dưỡng rèn luyện. Vì vậy, Bộ Công an yêu cầu Công an quận 11 kiểm điểm về quản lý cán bộ, Công an huyện Củ Chi kiểm điểm về kiểm soát địa bàn. Việc tiêu diệt được Tuấn xuất phát từ việc Bộ đã phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 

Riêng các đối tượng liên quan thì hiện cơ quan Công an đã khởi tố 17 bị can với nhiều tội danh, đóng vai trò hỗ trợ, giúp sức cho Tuấn lẩn trố. Tuy nhiên, thời điểm này chưa cung cấp được thông tin cụ thể do vụ án đang trong quá trình điều tra.

Nói về việc TP Hải Phòng chi gần 270 tỷ mua quà cho người dân, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau. Vấn đề này là thẩm quyền chi tiền của HĐND, UBND Hải Phòng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước, cần chi tiêu tiền thuế của người dân sao cho tiết kiệm, hiệu quả khi chúng ta có nhiều việc khác cần giải quyết. 

“Tôi được biết là Hải Phòng chưa chi, mới đang là đề án thôi, nhưng nếu chi phải chi cho đúng” – ông Dũng nói.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).