Đầu tư Dự án BOT giao thông: Xử lý bình tĩnh, đúng quy định những bất cập

Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp ngày 25/11.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp ngày 25/11.
(PLVN) - Sáng 25/11, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải xử lý bình tĩnh, đúng quy định của pháp luật, thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, thẩm quyền, nghiên cứu xem xét bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. 

Dừng thu phí nếu 31/12/2020  chưa vận hành trạm thu phí tự động 

Dự án thu phí không dừng là thêm một kênh giám sát thu phí, giúp cơ quan nhà nước tăng cường kiểm soát các đơn vị BOT thu phí chính xác, minh bạch, việc đầu tư theo đúng hợp đồng đã ký với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Theo kế hoạch, các dự án BOT sẽ lắp đặt xong hệ thống thu phí không dừng vào cuối năm nay. 

Sau khi nghe báo cáo của Bộ GTVT, ý kiến của các Phó Thủ tướng, các bộ, ngành, đơn vị liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc thu phí không dừng góp phần bảo đảm minh bạch, quản lý tốt doanh thu. Đến nay, cơ bản các trạm BOT đã lắp đặt thu phí không dừng, chỉ còn lại một số trạm nên cần cố gắng hơn nữa mặc dù có những khó khăn khách quan.

Thủ tướng hoan nghênh một số nhà đầu tư dự án thu phí tự động không dừng đã rất quyết tâm triển khai trong thời gian qua và nêu rõ, Bộ GTVT phải chỉ đạo các nhà đầu tư dự án thu phí tự động quyết liệt đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị thu phí tại các trạm theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến ngày 31/12/2020 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước. 

Đi liền với đó, các nhà đầu tư BOT khẩn trương phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng để lắp đặt thiết bị thu phí tự động. Trường hợp đến ngày 31/12/2020 mà chưa vận hành trạm thu phí tự động thì Bộ GTVT quyết định dừng hoạt động thu phí theo đúng quy định của pháp luật. Đối với một số trạm mà Bộ GTVT dự kiến chưa thực hiện thu phí không dừng, yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá chặt chẽ, toàn diện, đề xuất giải pháp, trong đó làm rõ căn cứ pháp lý, thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đẩy mạnh việc dán thẻ đầu cuối 

Bộ GTVT cũng phải chỉ đạo đẩy mạnh công tác dán thẻ đầu cuối đối với phương tiện tham gia giao thông, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để người dân và chủ phương tiện sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng (hiện có hơn 3,8 triệu ô tô và mỗi năm thêm 500 nghìn ô tô). Nhà đầu tư dự án thu phí tự động không dừng phải bảo đảm an ninh, an toàn, thuận lợi cho các phương tiện.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các đơn vị quản lý dự án BOT và nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng trích xuất dữ liệu tại các trạm thu phí không dừng để xử phạt các phương tiện không dán thẻ thu phí tự động nhưng đi vào làn thu phí tự động, gây cản trở giao thông; cung cấp thông tin xử phạt cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp, lên án các hành vi sai trái.

Đối với đầu tư BOT giao thông, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, nhất là trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn. Trước những bất cập hiện nay thì phải xử lý bình tĩnh, đúng quy định của pháp luật, thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, thẩm quyền, nghiên cứu xem xét bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. 

Riêng một số vướng mắc của dự án BOT giao thông, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc thực hiện theo đúng hợp đồng BOT đã ký. Đối với dự án thực sự khó khăn do yếu tố khách quan, Bộ GTVT xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp, báo cáo Chính phủ để có biện pháp giải quyết. Thủ tướng đặc biệt lưu ý Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an và UBND các địa phương trong cả nước bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu phí, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây rối, làm mất an ninh trật tự.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.