Đánh thuế nhà từ 700 triệu đồng: Chưa được Bộ Tư pháp thẩm định

Các thành phố của Việt Nam như Hà Nội hiếm có nhà dưới 700 triệu đồng
Các thành phố của Việt Nam như Hà Nội hiếm có nhà dưới 700 triệu đồng
(PLO) - Khi vừa đưa ra đề xuất đánh thuế tài sản, trong đó có đánh thuế nhà có giá từ 700 triệu đồng trở lên, Bộ Tài chính lại nhận thêm phản ứng dữ dội từ dư luận bởi trước đó cũng đề xuất tăng hàng loạt sắc thuế khác. Việc Bộ trưởng Bộ Tài chính lên tiếng cho rằng đề xuất đánh thuế này không ảnh hưởng đến người nghèo càng khiến dư luận “dậy sóng”. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, đây mới chỉ là đề xuất của Bộ Tài chính, chưa được Bộ Tư pháp thẩm định nên Chính phủ chưa xem xét, cho ý kiến.

Lý giải của Bộ Tài chính 

Theo Dự thảo Luật Thuế Tài sản được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất chọn ngưỡng chịu thuế tài sản với nhà là 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng trở lên. Sau đó, Bộ này ưu tiên chọn phương án ngưỡng chịu thuế là 700 triệu đồng trở lên.

Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi lý giải, theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, mục tiêu Chính phủ hướng tới năm 2020, diện tích nhà bình quân theo đầu người đạt 25m2/người. Bình quân mỗi gia đình 4 người, nên diện tích trung bình cần cho một hộ gia đình là 100m2. Còn đơn giá xây dựng mỗi m2 nhà theo Quyết định của Bộ Xây dựng là 7,3 triệu đồng/m2.

Với 2 cơ sở trên, Bộ Tài chính tính ra kết quả, đơn giá bình quân cho đầu tư xây dựng nhà tối thiểu của người dân là 730 triệu đồng (cho nhà 100m2 với 4 người). Từ đó, Bộ Tài chính đã đề xuất ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng (chỉ tính thuế với phần vượt hơn 700 triệu đồng).

Với ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng, ông Thi cho biết sẽ không điều tiết thuế với những người sở hữu nhà ở có giá trị không lớn, có thu nhập thấp và trung bình; không điều tiết đối với nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà cấp IV; không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp III. Ông Thi thừa nhận Dự án Luật Thuế tài sản sẽ có tác động đến mọi người dân trong xã hội, nhưng cho rằng vẫn phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đảm bảo công bằng. Về mức thuế, tuy cũng đưa ra song ông Thi cho biết, đơn vị soạn thảo nghiêng về chọn phương án mức thuế 0,4%.

Quốc hội mới là cơ quan có quyền quyết định

Một trong những nguyên nhân khiến đề xuất của Bộ Tài chính vấp phải phản ứng mạnh của dư luận, là bởi hiện một căn nhà đang phải chịu rất nhiều nghĩa vụ tài chính. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục đánh thuế tài sản với nhà ở là bất hợp lý. Nhiều chuyên gia thì ủng hộ việc tăng thuế đất, song không đồng tình với việc đánh thuế nhà như phương án của Bộ Tài chính. 

Liên quan đến đề xuất trên, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản gửi Bộ Tài chính truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc Bộ Tài chính gửi xin ý kiến rộng rãi về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tài sản. Văn bản cho biết vừa qua Bộ Tài chính tổ chức họp báo và có công văn gửi các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương, đồng thời gửi đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Cổng thông tin điện tử Chính phủ xin ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản, trong đó dự kiến thu thuế tài sản đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và nhà ở... Việc Bộ Tài chính gửi xin ý kiến rộng rãi về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tài sản là thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất chính sách để đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, chưa phải là xây dựng dự án Luật.

Để các cơ quan, tổ chức và nhân dân hiểu rõ quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quỵ phạm pháp luật và đóng góp tích cực vào đề nghị xây dựng dự án Luật, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính công khai quy trình nói trên. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong quá trình đề xuất chính sách, xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung, dự án Luật này nói riêng, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chỉ được trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến sau khi đã lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và được Bộ Tư pháp thẩm định. Qua theo dõi thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Bộ chưa tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật này. Hơn nữa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mới đây cũng lên tiếng “trấn an” dư luận rằng đề xuất về thuế tài sản chỉ là nội dung đưa ra lấy ý kiến chứ chưa “chốt”, Quốc hội mới là cơ quan có quyền quyết định.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: VGP

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

(PLVN) - Theo Bộ Quốc phòng, để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong tình hình mới thì quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện nay về độ tuổi gọi nhập ngũ và tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chính quy là phù hợp.

Đọc thêm

Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội: Xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngoc Tuấn phát biểu khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/3, HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề khóa XVI HĐND TP để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác cán bộ. Tại Kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.