Đánh giá cán bộ: Phải cụ thể năng lực, phẩm chất của từng chức danh

PGS, TS. Trần Hậu
PGS, TS. Trần Hậu
(PLO) - “Đánh giá một cán bộ, thông thường dựa trên hai mặt: năng lực và phẩm chất. Nhưng cũng vấn đề đó, mỗi nơi, mỗi lúc đều có nội hàm khác nhau. Vì thế, quan trọng nhất là phải cụ thể hóa cho được những năng lực, phẩm chất này vào hoàn cảnh cụ thể của từng nơi, từng thời điểm, từng chức danh cán bộ. Càng cụ thể hóa bao nhiêu thì càng giúp cho việc vận dụng quy trình đánh giá năng lực, phẩm chất của người cán bộ chính xác bấy nhiêu”.

Từng tham gia công tác nghiên cứu xây dựng Đảng và công tác cán bộ hơn hai mươi năm, PGS, TS. Trần Hậu - nguyên Giám đốc Trung tâm Công tác lý luận, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận đã chia sẻ thẳng thắn và tâm huyết đối với công tác đánh giá cán bộ hiện nay. Theo ông, “trong toàn bộ các khâu của công tác cán bộ, cái yếu nhất vẫn là đánh giá cán bộ và sai lầm cũng bắt đầu từ đây. Đánh giá sai cán bộ sẽ dẫn đến những sai lầm về chủ trương, biện pháp, từ đó tạo nên một đội ngũ cán bộ không đáp ứng được yêu cầu”.

Người đánh giá phải có tâm trong sáng

Dẫn chứng bài học từ Liên Xô, PGS, TS. Trần Hậu cho biết, khi Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa toàn Nga có 200.000 đảng viên nhưng họ đã lãnh đạo nhân dân Nga làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Đến khi Đảng Cộng sản Nga trở thành Đảng cộng sản Liên Xô và có 2 triệu đảng viên, họ lãnh đạo nhân dân Liên Xô đánh tan phát xít Đức năm 1945. Tuy nhiên, khi Đảng Cộng sản Liên Xô có 20 triệu đảng viên thì Đảng này lại tan rã.

“Cho nên vấn đề con người, vấn đề cán bộ vẫn là mấu chốt. Số lượng không nói lên điều gì… Bài học sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu xét cho cùng là bài học về công tác cán bộ. Chọn nhầm người, trao nhầm ghế, nên đã trao chính quyền vào tay những kẻ cơ hội chính trị, thực dụng để rồi mất chế độ. Bài học này cho chúng ta thấy, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao sức chiến đấu của Đảng thì công tác cán bộ là vấn đề hết sức then chốt, đòi hỏi chính đảng phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt”- PGS. Trần Hậu nhấn mạnh.

Vậy tiền đề nào giúp cho việc đánh giá cán bộ một cách chính xác nhất, hay nói cách khác, yếu tố quan trọng đầu tiên trong công tác đánh giá cán bộ là gì? Theo ông Hậu, “đó là những người làm công tác đánh giá cán bộ phải toàn tâm, toàn ý vì Đảng vì dân - hãy khoan đi vào quy trình này, quy trình khác của công tác cán bộ. Lâu nay chúng ta đề ra đủ quy trình, nhưng quan trọng nhất là điều kiện để thực hiện quy trình đó - tức là những người làm công tác cán bộ - có thực sự vì sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc hay không. Tôi cho rằng đây chính là tiền đề tiên quyết đảm bảo cho việc thực hiện các quy trình đúng hay sai. Tại sao cũng quy trình đó mà nơi này có “vấn đề”, còn nơi khác lại không? bởi vì chúng ta không nghĩ đến những con người làm công tác này có len lỏi vào đó chủ nghĩa cá nhân hoặc có lợi ích nhóm hay không?”.

Chính vì khâu đánh giá cán bộ hết sức quan trọng và khó khăn, bởi vậy đòi hỏi những người làm công tác cán bộ phải có cái tâm trong sáng. “Nếu không có cái tâm trong sáng thì tất cả những gì gọi là chính sách, chế độ, quy trình... vào tay anh đều xiên xẹo và “khúc xạ” hết. Cho nên tôi nhấn mạnh, muốn các giải pháp đi vào thực tiễn thì đòi hỏi những người có liên quan đến công tác cán bộ phải thực sự có tâm. Cái tâm ở đây là lòng yêu nước, là ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm vì nước, vì dân, vì sự nghiệp chung của Đảng chứ không vì bất cứ một cá nhân, một nhóm người nào. Cái này mới là quyết định nhất”- ông Hậu nói.

Điều quan trọng thứ hai- theo vị PGS, TS này - đó là sự đánh giá của nhân dân. Ông đặt vấn đề: lâu nay chúng ta xử lý, đánh giá cán bộ thì có nghe ý kiến của quần chúng không? Chúng ta đã thực sự làm được điều mà Bác Hồ căn dặn trong công tác cán bộ hay chưa- đó là mọi việc đều phải xuất phát từ quần chúng mà ra rồi lại trở về với quần chúng? Như Bác đã nói, muốn cho dân tin Đảng thì trước hết Đảng phải tin dân; phải có cơ chế mở rộng, công khai, minh bạch mọi việc. Chỉ khi nhân dân nắm được tình hình, hiểu được bản chất của con người và sự việc thì nhân dân mới đóng góp được. Vậy nên, quy trình gì thì quy trình, nếu thiếu hai điều này thì khó thành công trong công tác đánh giá cán bộ. 

Biết kết hợp chính sách chung vào trường hợp cụ thể

Trong công tác đánh giá cán bộ, ông Hậu cho rằng không được đánh giá chung chung mà phải cụ thể trên từng công việc đảm nhiệm, trong từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau… Đặc biệt, những quy định cụ thể đó phải bám vào từng chức danh cán bộ để nhìn nhận rõ các tiêu chuẩn về phẩm chất và đạo đức mà Đảng đã đề ra.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: lãnh đạo tốt là phải biết kết hợp chính sách chung và chính sách cụ thể. “Đánh giá cán bộ cũng vậy, phải biết kết hợp, vận dụng tiêu chuẩn chung về công tác cán bộ vào tiêu chuẩn cụ thể của từng cá nhân trên cương vị họ đảm nhiệm. Đánh giá một giám đốc sẽ khác với ông bộ trưởng, thứ trưởng...

Chẳng hạn, nói về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đối với từng chức danh sẽ có nội hàm khác nhau. Không hẳn ông bộ trưởng yêu nước hơn anh lái xe. Ông bộ trưởng với tư cách là tư lệnh ngành thì lòng yêu nước phải lo cho ngành của mình phát triển, đóng góp nhiều cho xã hội; còn anh lái xe là chăm lo, giữ gìn cái xe cho thật tốt”- ông Hậu lấy ví dụ.

Phân tích sâu hơn, ông Hậu cho rằng có 3 loại đánh giá cán bộ. Thứ nhất là tổ chức đánh giá (là thủ trưởng, đơn vị sử dụng cán bộ); thứ hai là quần chúng nhân dân đánh giá và thứ ba là tự cán bộ đánh giá. Với loại đánh giá thứ ba thì cực khó và khó nhất hiện nay, bởi không ai vác đá tự ghè chân mình và có mấy ai nhìn rõ những nhược điểm của chính mình.

“Giữa ba loại đánh giá này, thường thì không bao giờ khớp nhau. Trong cơ chế của chúng ta cũng chưa có quy định cụ thể cho từng loại đánh giá này và cũng chưa có cơ chế xử lý nếu trong trường hợp 3 loại đánh giá này khác nhau”-  PGS, TS. Trần Hậu nhìn nhận.

Vậy làm thế nào để cho ba cơ chế này thống nhất? Theo ông, chúng ta phải xuất phát từ thực tiễn để vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết 26 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã đề ra trên cơ sở và tư duy một cách mạnh dạn.

“Tôi cho rằng một loạt những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 26 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đề ra về công tác đánh giá cán bộ đã đáp ứng được nhu cầu mà thực tiễn đang đặt ra và đòi hỏi. Vấn đề bây giờ là thực hiện tốt những giải pháp này, mà muốn thực hiện tốt thì phụ thuộc vào từng con người cụ thể. 

Nghị quyết cũng đánh tiếng chuông cảnh tỉnh cho chúng ta, cho lãnh đạo các cấp, các ngành, những người làm công tác cán bộ giật mình để thấy được trách nhiệm, tầm quan trọng cũng như hậu quả tai hại nếu làm không tốt. Nó nhắc nhở mọi người đừng có ngủ mê, đừng khinh suất và coi nhẹ công tác cán bộ; đừng lồng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm… sẽ làm hỏng tất cả. Đó là điều mà Nghị quyết 26 muốn nhấn mạnh”. (PGS, TS.Trần Hậu- nguyên Giám đốc Trung tâm Công tác lý luận kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận).

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.