Dân vận khéo là làm cho quần chúng đều hiểu, đều tin

Bác Hồ với công tác dân vận. Ảnh: Tạp chí Dân vận
Bác Hồ với công tác dân vận. Ảnh: Tạp chí Dân vận
(PLVN) - Trải qua 90 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, trong công tác tuyên truyền, vận động, muốn cho quần chúng tiếp thu được những điều mình viết, mình nói, phải hiểu rõ quần chúng và phải học cách nói của quần chúng. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình.

Đa dạng về phương pháp tuyên truyền

Năng lực về công tác dân vận của mỗi cán bộ nói riêng và từng cơ quan, đơn vị nói chung là tổng hòa giữa nhận thức, kế hoạch, biện pháp và hình thức tiến hành, trong đó biện pháp tuyên truyền vô cùng quan trọng.

Biện pháp dân vận khéo trong tiến hành công tác dân vận thường được thể hiện ở kỹ năng và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Chỉ ra kinh nghiệm trong công tác dân vận, Bác Hồ nói: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”…

Không chỉ vậy, dân vận khéo còn được thể hiện ở tính đa dạng về phương pháp tuyên truyền với phương châm đơn giản, dễ hiểu, dễ làm. “Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình”.

 Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, Internet và mạng xã hội ở Việt Nam đã trở thành công cụ vô cùng quen thuộc, là một phần tất yếu trong cuộc sống của người dân.

Nếu tận dụng được lợi thế từ mạng xã hội, công tác dân vận sẽ đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí so với những phương pháp vận động, tuyên truyền truyền thống. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục nhân dân trên không gian mạng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong tình hình mới.

Theo ông Nguyễn Đình Xiển, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương, để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong điều kiện mới, đặc biệt với những thuận lợi hiện có từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặt ra nhiệm vụ cho Mặt trận phải linh hoạt trong lồng ghép các hình thức tuyên truyền tùy thuộc các chương trình cụ thể.

Cùng với đó, cần tăng cường đăng tin bài qua các công cụ truyền thông mới như Facebook, Zalo,... qua đó đưa những nội dung tuyên truyền của Đảng, Nhà nước gần gũi với người dân hơn.

Muốn đem lại hiệu quả cao nhất trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân trên mạng xã hội, cơ quan chức năng và cán bộ làm công tác dân vận cần nắm bắt nhu cầu của nhân dân, từ đó đề ra phương pháp và hình thức tác động phù hợp. 

Nhận xét về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tòng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cho rằng, những cán bộ làm công tác dân vận và Mặt trận, trước hết phải bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt phải đi sâu vào hơi thở cuộc sống để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân trong đời sống thực tế, nhất là những thông tin, phản ánh, kiến nghị chính đáng của người dân được trao đổi, trình bày trên không gian mạng. 

“Có những nguyện vọng chính đáng, nhưng cũng có những nội dung chưa thật sự đúng thì chúng ta cũng phải nắm bắt và chia sẻ với họ… Người làm công tác dân vận và Mặt trận phải bình tĩnh để xử lý và phản ánh với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề chính đáng của người dân, đồng thời chủ động có biện pháp để đấu tranh, phản bác lại các tư tưởng, biểu hiện không đúng trên không gian mạng bằng việc đưa các thông tin, dẫn chứng đấu tranh trở lại”-ông Tòng nói. 

Đánh giá về công tác dân vận trên không gian mạng hiện nay, ông Tòng nhận định, việc làm này đang từng bước đi vào chủ động và có những kết quả rất tốt, góp phần ổn định tình hình từ cơ sở, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Phải kết hợp giữa lời nói và việc làm

Nhấn mạnh đến kỹ năng của cán bộ làm công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại. Muốn thành công phải biết cách tuyên truyền”. 

Để tăng tính thuyết phục và hiệu quả của việc tuyên truyền, người cán bộ, đảng viên còn phải biết kết hợp tốt giữa lời nói với việc làm, bởi cho dù có nói hay đến đâu, nhưng bản thân không mẫu mực trong công tác và sinh hoạt, thì cũng rất khó lòng cảm hóa, lãnh đạo được quần chúng. Hơn nữa, “người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm…”.

Thực hiện lời căn dặn của Người, gần 35 năm qua, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ “ngại” làm công tác dân vận.

Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa lấy công tác vận động và chăm lo lợi ích của nhân dân làm nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phương chậm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có nơi còn mang tính hình thức. 

Đề cập đến những hạn chế của công tác dân vận trước yêu cầu của tình hình mới, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ rõ: công tác dân vận chưa phát huy triệt để sức mạnh tổng hợp của các cơ quan truyền thông đại chúng cũng như tận dụng tốt các phương tiện truyền thông hiện đại như mạng xã hội. Ngoài ra, hoạt động của hệ thống dân vận, MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội ở nhiều địa phương chậm được đổi mới…

Bởi vậy, tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi phải thực sự đổi mới công tác dân vận theo phương châm sáng tạo, hiệu quả, thiết thực. “Để người dân vận động người dân, người dân học tập người dân là cách làm dân vận tốt nhất. Có như vậy, dân vận không chỉ là công việc thường xuyên của Đảng mà còn là sinh hoạt hàng ngày của nhân dân”- GS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Ông Thắng cũng cho rằng, công tác tuyên truyền, vận động của Đảng trong nhân dân được thực hiện tốt nhất không phải bằng lời nói suông mà chính bằng sự gương mẫu của các cán bộ, Đảng viên. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Hiệu quả cốt không phải ở nhiều phong trào mà ở chỗ có sự thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân. 

Đảng ta lấy lợi ích của dân để định hướng mục tiêu lãnh đạo, lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo kết quả. Do đó, khi mọi cán bộ, đảng viên biết làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì việc gì cũng thành công. 

Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị khóa VIII đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 là ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hàng năm là “Ngày Dân vận của cả nước” để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.