Đại biểu của dân, đừng để dân gọi là 'Nghị gật"

ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nôi) nêu quan điểm
ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nôi) nêu quan điểm
(PLVN) - ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng, phải thu hút được nhiều cán bộ có năng lực làm đại biểu HĐND chuyên trách các cấp, mới không dẫn đến chuyện phản cảm là người dân địa phương dùng từ “nghị gật” để chỉ các đại biểu...

Sáng nay, 25/10, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật  sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc cụ thể hóa chủ trương của Trung ương trong việc giảm số lượng cấp phó của HĐND. Tuy nhiên, giảm như thế nào, giảm ở cấp nào, cơ quan nào thì ý kiến còn khác nhau.

Đối với HĐND cấp huyện thì đa số ý kiến thống nhất. Đối với HĐND cấp tỉnh thì đa số ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành (gồm 2 Phó Chủ tịch HĐND) hoặc đề nghị quy định số lượng cấp phó căn cứ vào phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đối với việc giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, nhiều ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ nhưng cũng nhiều ý kiến đề nghị nên giữ nguyên như Luật hiện hành (gồm 2 Phó Trưởng ban) hoặc quy định mềm dẻo, linh hoạt hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện, đề nghị tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện xuống còn một người.

Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Trong đó phương án 1, giữ nguyên quy định HĐND cấp tỉnh có 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách như tại Điều 18 và Điều 39 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Phương án 2, quy định lãnh đạo HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách. Trường hợp Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.

Thảo luận về Dự thảo Luật, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho biết, trên thực tế, hoạt động giám sát đòi hỏi chuyên môn rất cao. Một Phó Chủ tịch am hiểu trong lĩnh vực về đất đai, đô thi và một Phó Chủ tịch về xã hội, văn hóa. Hai vị trí này cần người có chuyên môn sâu. 

ĐB cho rằng, quan trọng nhất là phải có cơ chế, chế độ đãi ngộ để thu hút nhiều cán bộ có trình độ năng lực làm đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách các cấp. Đây mới là gốc của vấn đề. Dù tăng biên chế, giữ nguyên hay như thế nào cũng không giải quyết được cái gốc là năng lực của cán bộ.

“Đây mới là cái gốc của vấn đề. Nếu không có thể dẫn đến việc rất phản cảm là có nhiều nơi người ta dùng đến từ “nghị gật” tức là đại biểu không hiểu tình hình địa phương, không phát biểu được, nhân dân thì "nóng", hội trường HĐND cấp huyện, xã thì rất "lạnh", không đại biểu nào có ý kiến”, ông Hiểu nói.

ĐB Võ Thị Như Hoa cho rằng, Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện nay phân định thẩm quyền tập thể và cá nhân còn rất chung chung, có tính chất nguyên tắc và theo một nhóm lĩnh vực quản lý Nhà nước. Do vậy, khi ban hành luật, nghị định hay thông tư thì không có tiêu chí phân định thiết kế thẩm quyền cá nhân giữa UBND và Chủ tịch UBND.

Theo nữ ĐB, trong thực tế, việc này thường hay quy định trao quyền cho tập thể, tức là UBND cấp tỉnh, dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào tập thể, trói buộc quyền và trách nhiệm cá nhân, hội họp nhiều, mất thời gian...

Để khắc phục tình trạng này, ĐB Hoa đề nghị cần bổ sung vào dự thảo luật nguyên tắc phân quyền theo hướng tập thể. UBND chỉ quyết định những vấn đề lớn, đa ngành, những vấn đề cần giải trình HĐND và Chính phủ.

Còn những vấn đề cụ thể, chuyên ngành thì trao quyền cá nhân đó là Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND quyết định. HĐND, Thường trực HĐND giám sát việc sử dụng quyền lực của UBND thông qua hoạt động giám sát thường xuyên.

Có như vậy, hoạt động của cơ quan hành chính mới nhanh chóng, kịp thời, phát huy được trách nhiệm cá nhân người đứng đầu từ các cấp hành chính. Nếu có nguyên tắc này thì khi xây dựng luật, nghị định hay thông tư thì quy định về phân cấp, trao quyền cho địa phương sẽ có sự thống nhất hơn, trách nhiệm rõ ràng hơn và hạn chế được sự tuỳ tiện trong trao quyền phân cấp trong các văn bản quy phạm pháp luật.             

Đọc thêm

Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh kết luận kiểm tra. (Ảnh: Tiến Dũng).
(PLVN) - Trong hai ngày 17 và 18/4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.

Sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Các chiến sĩ Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn, thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn vào tháng 9/1961. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, mang nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào với Việt Nam. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi phát biểu tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, diễn ra chiều 19/4.

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.