Cựu chiến binh băn khoăn trước thông tin thu hẹp diện được vay vốn

Sau khi Báo PLVN phản ánh những nội dung liên quan đến Nghị định 78/2002/NÐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (NĐ 78), nhiều độc giả đã có ý kiến đóng góp. Chúng tôi xin đăng ý kiến trao đổi của Phó chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam Phạm Hữu Bồng về vấn đề này.

Sau khi Báo PLVN phản ánh những nội dung liên quan đến Nghị định 78/2002/NÐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (NĐ 78), nhiều độc giả đã có ý kiến đóng góp. Chúng tôi xin đăng ý kiến trao đổi của Phó chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam Phạm Hữu Bồng về vấn đề này.

sfbdzd

Ông Phạm Hữu Bồng

Ông Phạm Hữu Bồng cho biết: Đối với cựu chiến binh (CCB) khi chiến tranh kết thúc, họ trở về với 2 bàn tay trắng, sức khỏe bị suy giảm, trên người mang đầy những thương tích. Phần lớn trong số họ không có khả năng lao động hoặc làm các công việc nặng nhọc, vì thế cuộc sống rất nghèo khó. Tuy nhiên, với quyết tâm vượt khó, tự lực, tự cường, phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, họ đã không ngừng vươn lên. Và trong hoàn cảnh đó, nguồn vốn chính sách của NHCSXH cho vay thực sự trở thành “cứu cánh” cho họ trong quá trình xóa đói, giảm nghèo.

Có thể nói, NHCSXH đã và đang là người bạn đồng hành tin cậy trong quá trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho các CCB và gia đình chính sách. Đó thực sự là nguồn lực quan trọng giúp CCB làm kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, tham gia phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Hiện, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đang nhận ủy thác cho vay 12 chương trình của NHCSXH như cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, hộ dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn; làm nhà ở; cho vay thương nhân vùng khó khăn,... Song điều đáng quan tâm là từ nguồn vốn vay đó, nhiều cựu chiến binh không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tham gia tổ chức góp vốn cho nhau vay phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đã có gần 200.000 lao động là CCB, con em gia đình chính sách có việc làm ổn định.

Đến nay, tổng dư nợ của 12 chương trình lên tới 13.000 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là cho vay học sinh - sinh viên đạt gần 4.000 tỷ đồng; hộ nghèo 5.000 tỷ đồng; sản xuất kinh doanh vùng khó khăn xấp xỉ 1.600 tỷ đồng; nước sạch hơn 992 tỷ đồng... Trong đó, đối tượng vay là hộ nghèo chiếm tới 30%. Số thành viên bình quân trong tổ tiết kiệm và vay vốn tăng từ 31 lên 33 người. Mức cho vay bình quân/hộ tăng từ 10,22 triệu đồng lên 12,53 triệu đồng.

* Hiện, Bộ Tài chính đang có dự thảo nghị định mới thay thế NĐ 78. Với tư cách là đơn vị được hưởng lợi từ NĐ 78, theo ông có cần thiết phải thay thế hay không?

- Tính ưu việt và hiệu quả NĐ 78 về tín dụng chính sách đã được khẳng định và đang phát huy hiệu quả trong cuộc sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt ở nông thôn, được nhân dân đồng tình. Vì vậy, theo tôi chưa nên dự thảo một NĐ mới thay thế NĐ 78 mà chỉ cần điều chỉnh, bổ sung một số điều cho phù hợp. Nội dung dự thảo NĐ mới thay thế NĐ 78 còn nhiều băn khoăn và ý kiến khác nhau, chưa tạo được sự đồng thuận.

Cụ thể, có một số điểm sau đây mà tôi cho rằng NĐ mới khi thay thế NĐ 78 sẽ có nhiều băn khoăn. Thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới làm cho hộ nghèo tăng lên trung bình 15%, thậm chí nhiều nơi khó khăn tỷ lệ nghèo còn cao hơn lên tới 30-35%, đồng thời với đó là tỷ lệ hộ cận nghèo cũng tăng cao.

Trên thực tế, kết quả xóa đói giảm nghèo của nước ta chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo cao. Chỉ sau một đợt thiên tai, dịch bệnh nông dân lại trắng tay nhất là vào thời điểm mà những diễn biến về khí hậu thời tiết như hiện nay. Thứ hai, lạm phát tăng, thu nhập thực tế giảm không đuổi kịp tốc độ tăng giá làm cho mục tiêu giảm nghèo 2% năm nay có thể bị phá vỡ.

Thứ ba, dự thảo NĐ mới sẽ bỏ bớt một số chương trình cho vay. Cụ thể chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nếu vậy thì làm sao thực hiện được Chương trình xây dựng nông thôn mà Chính phủ đang triển khai; rồi không cho vay HSSV thuộc gia đình khó khăn khi gặp rủi ro, gia đình có 2 con học đại học, cao đẳng, trong tình hình lạm phát giá cả như hiện nay, việc điều chỉnh này sẽ khiến ước mơ đến trường của nhiều cháu không thực hiện được...

Thứ tư, nước ta đang hội  nhập sâu rộng với thế giới, một bộ phận là những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ rất dễ bị tổn thương, trong khi Dự thảo mới lại thu hẹp đối tượng được vay tín dụng chính sách từ 12 xuống còn 3, như thế sẽ vô tình khiến cho một bộ phận người dân gặp rất nhiều khó khăn hơn nữa...

Đó thực sự là những vấn đề còn băn khoăn và chưa đồng thuận khi Bộ Tài chính soạn thảo một dự thảo nghị định mới thay thế NĐ 78.

* Với dự thảo nghị định mới, sẽ có một bộ phận không nhỏ là các CCB không được tham gia vay vốn chính sách, ảnh hưởng tới cuộc sống. Hội Cựu chiến binh Việt Nam có kiến nghị gì xung quanh vấn đề này?

- Riêng với Hội Cựu chiến binh Việt Nam, khi có thông tin Bộ Tài chính đưa ra dự thảo NĐ mới thay thế NĐ 78, chúng tôi đã lấy ý kiến của các tỉnh, thành hội đại diện cho các vùng miền khu vực trong cả nước. Qua đó, các cấp hội đều bày tỏ sự lo ngại, băn khoăn khi thu hẹp các đối tượng được thụ hưởng chính sách trong tình hình còn nhiều khó khăn, nhất là tình trạng tái nghèo và con cái của các gia đình vùng nghèo khi gặp khó khăn đột xuất không được vay vốn để tiếp tục đi học, xuất khẩu lao động, đặc biệt là CCB, quân nhân xuất ngũ trở về địa phương...

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, không nên thay thế NĐ 78 khi mà bản thân nó vẫn đang phát huy hiệu quả và tạo được những tác động to lớn tới an sinh xã hội của đất nước.

* Xin cảm ơn ông

Thúy Nga (thực hiện)

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.