Công cụ mới để người dân giám sát công an có phát huy hiệu quả?

Công cụ mới để người dân giám sát công an có phát huy hiệu quả?
(PLO) - Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc liên quan đến hành vi tiêu cực của người chiến sĩ Công an nhân dân (CAND) trong quá trình thi hành công vụ, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của “người chiến sĩ vì dân”. Thông tư 27/2017 của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của CAND chính thức có hiệu lực từ ngày 6/10 khiến nhiều người kỳ vọng, bộ quy tắc này sẽ là công cụ hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với lực lượng công an.

Điểm nhấn tại Thông tư này là việc không chỉ quy định nguyên tắc ứng xử của người chiến sĩ CAND trong giao tiếp với dân, trong quan hệ nội bộ, quan hệ xã hội mà còn quy định rõ nguyên tắc trong ứng xử với người vi phạm pháp luật.

Nhiều hành vi chưa đẹp

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn vừa qua, một số cơ quan báo chí đã phản ánh những hành vi không đẹp và có phần chưa chuẩn mực của người chiến sĩ công an đối với người dân. Đó là hình ảnh một Trưởng Công an xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế đánh người dân đến mức phải nhập viện cấp cứu. Rồi hành vi quát tháo, đá bay thau cá, thúng rau và đập phá dụng cụ của người bán hàng rong của vị Trưởng Công an xã thuộc huyện Krông Ana (Đắk Lắk)….

Mặc dù, sau sự việc trên, vị Trưởng Công an xã có hành vi đánh dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và cho thôi chức; còn ông Trưởng Công xã có hành vi đá thau cá, đập phá dụng cụ của người bán hàng rong cũng đã có buổi xin lỗi công khai các tiểu thương, người bán hàng rong tại địa bàn. Nhưng chắc chắn những hình ảnh không đẹp đó sẽ còn rất lâu nữa mới có thể nguôi ngoai trong dư luận.

Nếu đối chiếu với Thông tư 27 của Bộ Công an thì những hành vi thiếu chuẩn mực trên sẽ bị liệt vào “cửa cấm”. Cụ thể, theo quy định tại Thông tư này, “khi tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ CAND phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm…”. Tất nhiên, không phải đến bây giờ Bộ Công an mới ban hành các quy tắc chuẩn mực nêu trên mà từ nhiều năm trước, Bộ này đã đồng thời ban hành nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo về ứng xử của cán bộ, chiến sĩ, như: Chỉ thị số 03 (năm 2014) về “Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”; Chỉ thị số 07 ngày 26/10/2016 về “Tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử CAND trong tình hình mới”…

Có thể nói, nhiều quy định trong các văn bản luật nói trên và Thông tư 27 chính là sự hệ thống, cụ thể hóa “6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”; “5 lời thề danh dự” và “10 điều kỷ luật của Công an nhân dân” mà bất kỳ chiến sĩ, lãnh đạo công an nào cũng thuộc nằm lòng và thực thi hàng ngày. Câu hỏi đặt ra là vì sao thực tế vẫn xảy ra những vụ việc liên quan đến quá trình thi hành công vụ của người CAND khiến người dân phải bức xúc? Đó là vì không ít người trong lực lượng công an tự coi mình có quyền được quát nạt, thậm chí là vòi vĩnh dân khi dân làm sai, trong khi đó người dân - với tư thế là người mắc lỗi thường có tâm lý “ngậm bồ hòn làm ngọt”….

Phải có cơ chế rõ ràng để thực hiện và giám sát

Nhiều ý kiến cho rằng, việc ban hành quy định về quy tắc ứng xử của CAND là một trong các giải pháp quan trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của đảng viên, cán bộ, chiến sĩ CAND với cơ quan, tổ chức, nhân dân; phát huy vai trò giám sát của nhân dân nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đầy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”…

“Theo tôi được biết thì Thông tư 27 của Bộ Công an đã được rất nhiều người dân đón nhận. Họ hy vọng sau khi có hiệu lực, thông qua văn bản này, người dân sẽ có công cụ để đối chiếu, so sánh và giám sát những hành vi không đúng của lực lượng công an”- Luật sư Lê Thiên, Giám đốc Công ty Luật Lê và Liên danh bày tỏ. Nhưng vị luật sư này cũng không khỏi băn khoăn khi đặt vấn đề: có thông tư rồi thì phải thực hiện sao cho nghiêm túc? Từ đó, vị này cho rằng cần phải có một cơ chế rõ ràng để thực hiện, giám sát và đánh giá.

Cùng quan điểm trên, ông Lương Chung, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho rằng, để Thông tư 27 có thể phát huy hiệu quả cao trong thực tế thì trước hết mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải nhận thức được sự quan trọng của các quy tắc ứng xử, phải có tinh thần tự giác chấp hành. Ngoài ra, bên cạnh vai trò giám sát của nhân dân thì bản thân mỗi cơ quan, đơn vị phải có các công cụ mạnh để kiểm tra, xử lý cán bộ vi phạm. Trong trường hợp này, vai trò của người đứng đầu đơn vị là rất quan trọng.

Có thể nói, nâng cao văn hóa ứng xử của CAND là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm điều lệnh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa cho mỗi cán bộ, chiến sỹ. Qua đó, góp phần xây dựng lực lượng công an ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Nói như Thiếu tướng Đào Gia Bảo, Cục trưởng Cục Công tác chính trị (Tổng cục Chính trị, Bộ Công an) thì các cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, tính nêu gương trong thực hiện quy tắc ứng xử của CAND, cũng như việc tổ chức các hình thức tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ CAND.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).