Có nên truất lương hưu vĩnh viễn cán bộ vi phạm đã nghỉ hưu?

Đại biểu Hiển đề xuất hình thức xử lý giảm hoặc truất lương hưu vĩnh viễn.
Đại biểu Hiển đề xuất hình thức xử lý giảm hoặc truất lương hưu vĩnh viễn.
(PLVN) - Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Xử lý sao cho đồng bộ?

Liên quan đến vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, đa số đại biểu (ĐB) đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với việc kỷ luật của Đảng. 

ĐB Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) cho rằng, khi cán bộ đã nghỉ hưu thì họ hết chức vụ, không còn trong biên chế và đã về địa phương, không hưởng lương ngân sách mà hưởng bảo hiểm.

“Trong Báo cáo cũng nêu vấn đề với cán bộ bị xoá tư cách, tôi nghĩ xem xét hệ quả vật chất chúng ta chỉ có thể tước bỏ của họ những phụ cấp đặc thù hoặc là quyền lợi khám sức khoẻ, còn lương hưu của họ hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội thì không thể cắt được”, ĐB Vân băn khoăn.

ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho rằng, việc dự thảo quy định hình thức xử lý xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm là chưa thật hợp lý. Lý giải quan điểm của mình, ĐB Hiển phân tích: Cần khẳng định việc rà soát, hoàn thiện các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước là cần thiết. 

Tuy nhiên, thống nhất đồng bộ không có nghĩa là bên Đảng có hình thức kỷ luật nào thì bên Nhà nước cũng phải có hình thức kỷ luật như vậy. “Thống nhất đồng bộ ở đây cần được hiểu là sự thống nhất đồng bộ để tính chất và mức độ nghiêm khắc của chế tài xử lý kỷ luật chứ không phải là có chế tài xử lý kỷ luật với tên gọi giống nhau, vì giữa xử lý kỷ luật, giữa trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý cũng có những đặc thù khác nhau”, ĐB Hiển nói. 

Chính vì thế, ông Hiển cho rằng, việc quy định hình thức xử lý kỷ luật xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm có nhiều điểm bất hợp lý.

Cụ thể, thứ nhất, việc xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm về mặt pháp lý rất khó giải thích thế nào là tư cách chức vụ. Trong các văn bản bổ nhiệm các chức vụ hiện nay không có chỗ nào dùng từ khái niệm là “tư cách chức vụ”.

Thứ hai, quy định hình thức xử lý kỷ luật trên không tương thích và thống nhất với các quy định về trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự và các quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đương chức.

Thứ ba, theo quy định trên sẽ tạo nên sự tranh cãi không cần thiết về hệ quả pháp lý, về xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm như ĐB Vân vừa nêu, những văn bản quyết định của người này ký có còn hiệu lực pháp lý hay không. 

Dẫn chứng kinh nghiệm của Đức là giảm hoặc truất lương hưu vĩnh viễn, đồng thời người bị kỷ luật không còn quyền giới thiệu và được giới thiệu là nguyên bộ trưởng, thứ trưởng… ĐB Hiển cho rằng, đây là cách làm logic về pháp lý và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, và sẽ tránh việc vướng mắc, sa đà vào câu chuyện người này bị kỷ luật thì những văn bản, quyết định của người này còn có hiệu lực hay không. 

“Từ những phân tích trên, tôi cho rằng dự thảo không nên quy định hình thức xử lý kỷ luật xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm, mà thay vào đó là hình thức kỷ luật giảm hoặc truất lương hưu vĩnh viễn; kèm theo hậu quả pháp lý là tước bỏ hoặc cắt giảm các chế độ, chính sách hiện đang được hưởng bao gồm cả lương hưu, các danh hiệu, huân, huy chương, các danh xưng như nguyên Bộ trưởng, nguyên Thứ trưởng...”, ĐB Hiển đề nghị.

Làm gì để người tài có đất dụng võ?

Liên quan đến quy định chính sách với người có tài trong hoạt động công vụ được nêu tại Điều 6 của dự thảo luật, ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, trong thực tế cho thấy có một số quy định pháp luật không đi vào cuộc sống, có quy định chỉ được thể hiện trên giấy, không hoặc chậm triển khai trong thực tiễn, có quy định bị vận dụng không đúng gây bức xúc trong đội ngũ tạo nên dư luận xã hội không tốt. 

“Chúng ta đã từng nghe dư luận xã hội phản ánh không tin vào việc người tài được trọng dụng, cho rằng vào được bộ máy nhà nước, làm được cán bộ, công chức nhà nước là phải có những thứ như: “Tiền tệ, hậu duệ, quan hệ””, ĐB Hương cho rằng, để điều luật thực sự đi vào cuộc sống, cần quy định xử lý trách nhiệm nếu không thực hiện đảm bảo chính sách đối với người có tài năng.  Đặc biệt, cần quy định minh bạch cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đối với người đứng đầu để người có trí tuệ, có tài năng có đất để dụng võ.

Đồng quan điểm, theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), điều trước tiên cần làm, phải thay đổi việc sử dụng cán bộ, công chức; người sử dụng cán bộ, công chức mới là người có quyền tuyển dụng.

“Lâu nay có rất nhiều cơ quan và địa phương do cơ quan, tổ chức cấp trên tuyển dụng, người sử dụng chỉ biết tiếp nhận về sử dụng. Trong quá trình sử dụng cán bộ, công chức đó thấy không thực sự phát huy được hiệu quả hay là không phù hợp nhưng cũng không có quyền làm gì cả, không thể cho người ta nghỉ việc, thậm chí với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật cũng không có quyền kỷ luật. Tôi nghĩ không nên quy định theo những cách như thế mà phải thay đổi”, ĐB Cương nói.

ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho biết, ngay từ kỳ họp trước khi cho ý kiến về dự thảo này ông đã đề nghị bóc tách vấn đề này ra thành một đạo luật riêng: “Hôm nay có một số ĐB cũng đồng thuận với ý kiến này. Tôi nghĩ có lẽ chúng ta phải tính đến chuyện ban hành một đạo luật riêng như là chiếu cầu hiền thời nay”.

Theo ĐB Vân, kinh nghiệm các quốc gia phát triển, họ luôn coi nhân tài là số một. “Cha ông ta nói rằng “lập quốc thì dĩ giáo học vi tiên”, tức là khi mở nước phải coi chính sách giáo dục là hàng đầu. Chúng ta có xoá nạn mù chữ là vì vậy; và kiến quốc, tức là xây dựng đất nước “dĩ nhân tài vi bản”, là trọng dụng nhân tài. Hơn lúc nào hết tôi thiết tha đề nghị Quốc hội phải bàn nghiêm túc vấn đề này để thực hiện được chủ trương của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII”, ĐB Vân nói.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).