Chuyện chưa kể về lá thư của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Tổng bí thư Lê Khả Phiêu dành tình cảm đặc biệt với báo Pháp luật.
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu dành tình cảm đặc biệt với báo Pháp luật.
(PLVN) - Lá thư chỉ vẻn vẹn chưa đầy 140 từ nhưng từng câu, từng chữ toát lên sử mệnh của báo cũng nhưng mong muốn của người đứng đầu Ban chấp hành TW Đảng gửi gắm, kỳ vọng vào tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng biên báo Pháp luật (nay là Pháp luật Việt Nam). Đó là lá thư của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu gửi báo Pháp luật nhân dịp Xuân Canh Thìn 2000.

Tháng 9/1998, báo Pháp luật lần đầu tiên tiếp nhận 9 phóng viên sau 13 năm hình thành và phát triển. Nói “lần đầu tiên” bởi trước đó, cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo đều được Bộ Tư pháp điều chuyển từ các đơn vị chức năng của Bộ.

Thân gửi báo Pháp luật!

Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm rất nặng nề và cao quý: Giữ nghiêm phép nước.

Phép nước nghiêm minh  thì thế nước vững chãi.

Xuân mới, tôi chúc báo Pháp luật thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong cơ quan và Đảng bộ của mình, góp phần tuyên truyền, cổ vũ , đấu tranh để thực hiện nghĩa vụ của ngành Tư pháp đối với dân, với nước.

Năm 2000 là năm kỷ cương.

Cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp là những người gương mẫu về kỷ cương. Đó là đòi hỏi nghiêm khắc và nguyện vọng của đồng bảo và nước ta.

Lê Khả Phiêu, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đó là ngày 15/9/1998. Ngay ngày hôm sau, Bí thư Chi bộ của báo Trịnh Đức Tiến đã thông báo danh sách Đảng viên của báo đi học Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII), trong đó có 2 đảng viên mới tiếp nhận trong số 9 phóng viên mới được tuyển dụng. Tổng số đảng viên của báo khi đó (năm 1998) có 13 người.

Tôi còn nhớ mãi cảm xúc đó bởi vừa “chân ướt chân ráo” vào báo đã bắt đầu bắt vào guồng hoạt động của báo, không như trước đó ở một số tờ báo chỉ có đi và viết.  Đây cũng là lần đầu tiên sau khi được kết nạp  Đảng trong trường, tôi được đi học Nghị quyết. Khoảng 1 tháng sau, trong số 9 phóng viên mới, tôi được báo cử đi viết về kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa X (từ ngày 28/10 đến 2/12/1998)

Đó là những kỷ niệm không bao giờ quên khi lần đầu đặt chân vào Hội trường Ba Đình. Ngày đầu tiên coi như không làm được gì, chỉ là đi xung quanh quan sát, xem các phóng viên tác nghiệp ra sao, phỏng vấn như thế nào… (Khi đó báo tuần nên không áp lực phải viết bài ngay). Sau đó bắt đầu phỏng vấn “hội đồng” hoặc tìm đại biểu phỏng vẫn theo chủ đề Ban biên tập yêu cầu…

Không khó khăn như bây giờ nhưng mỗi khi phóng viên tiếp cận các lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn có bảo vệ xung quanh và bảo vệ sẵn sàng can thiệp nếu phỏng vấn quá lâu hay đeo bám. Sau những lần như vậy, tôi đã quen mặt bảo vệ và biết rõ bảo vệ nào của lãnh đạo nào. Biết và cũng chỉ nói chuyện bâng quơ rồi lấy số điện thoại bởi chỉ nghĩ đơn giản biết đâu có lúc cần…

Kỳ họp kết thúc. Sau đó Ban biên tập giao nhiệm vụ phỏng vấn lãnh đạo cho số báo Tết. Lúc đó, số điện thoại của bảo vệ Tổng bí thư Lê Khả Phiêu là điều tôi nhớ đến đầu tiên. Tôi cấp tốc soạn công văn và những thông tin của lần học Nghị quyết để định hướng nội dung phỏng vấn. Đích thân Trưởng ban Thư ký Đào Văn Hội (nay là Tổng biên tập) đã duyệt công văn và chỉ đạo đánh máy. 

Công văn phỏng vấn Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
 Công văn phỏng vấn Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Tôi còn nhớ, khi đó tôi đã có cuộc hẹn với bảo vệ Tổng bí thư tại ngã tư đường Nguyễn Cảnh Chân cắt Phan Đình Phùng với lời hứa sẽ chuyển cho thư ký. Nhưng sau đó bài phỏng vấn đã không thực hiện được do thời gian gấp gáp.

Tôi đã rút kinh nghiệm cho năm sau với nhiệm vụ đặt ra từ đầu kỳ họp Quốc hội cuối năm là phỏng vấn Tổng bí thư cho số Tết Canh Thìn năm 2000, năm báo kỷ niệm 15 năm ngày thành lập. 

Đã có kinh nghiệm của 2 lần đi Quốc hội, lần này mọi việc suôn sẻ hơn. Khi đó phóng viên khá dễ dàng tiếp cận đại biểu Quốc hội, thậm chí được đại biểu mời nước tại căng tin trong giờ giải lao. Cũng vì “thân” với bảo vệ Tổng bí thư nên việc tiếp cận, nói chuyện cũng khá dễ dàng. Tôi cũng đặt vấn đề phỏng vấn cho số báo Tết và được Tổng bí thư nhận lời. 

Qua bảo vệ Tổng bí thư, yêu cầu phỏng vấn đã được chuyển cho trợ lý Tổng bí thư. Điện thoại qua lại hối thúc… Và rồi ngay trước giờ báo Tết  ra nhà in, tôi đã cầm được lá thư với dấu đỏ chót của Văn phỏng Trung ương Đảng phi như bay về tòa soạn trong niềm vui vỡ òa…

Thư của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đăng trên báo Pháp luật Xuân Canh Tìn 2000.
Thư của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đăng trên báo Pháp luật Xuân Canh Tìn 2000.  

Chỉ vẻn vẹn chưa đầy 140 từ, từng câu từng chữ trong lá thư thấm đượm ý nghĩa và sau 20 năm, những chỉ đạo, dặn dò của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu vẫn còn nguyên giá trị đối với cán bộ, phóng viên báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, cán bộ  ngành Tư pháp nói chung.

Ngay trong năm đó, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo về lá thư của Tổng bí thư và phát động cuộc vận động học tập làm theo những lời căn dặn của Tổng bí thư trong toàn ngành…

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.