Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng sa, Trường sa là bất khả xâm phạm

Các thư tịch cổ Việt Nam
Các thư tịch cổ Việt Nam
(PLO) -Bộ Thông tin  - Truyền thông và UBND tỉnh Đắk Nông vừa phối hợp tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. 

Thông qua việc trưng bày các bản đồ, hiện vật, tư liệu, hình ảnh cho thấy sự thật không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như những vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Từ bộ châu bản triều Nguyễn

Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định số 616/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Bộ TT&TT kết hợp với tỉnh Đắk Nông tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử pháp lý”. Đây cũng là buổi triển lãm thứ 69 được tổ chức trên phạm vi cả nước.

Tham gia buổi triển lãm, người xem sẽ được tìm hiểu, tham quan hàng trăm bản đồ do Việt Nam, Trung Quốc và một số nước phương Tây thực hiện, cùng hàng chục văn bản Hán-Nôm, Việt ngữ, Hán ngữ do các nhà nước phong kiến của Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX. Tất cả các tư liệu đó đều khẳng định các nhà nước của Việt Nam trong lịch sử đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong đó, đáng chú ý là bộ sưu tập châu bản của triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820 – 1841) đến triều Bảo Đại (1925 – 1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn, do Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiên cứu, tuyển chọn, biên dịch, công bố và do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và hiến tặng. 

Có thể thấy, châu bản triều Nguyễn là tài liệu đặc biệt quan trọng vì mang bút tích của nhà vua, được bảo quản trong các kho lưu trữ của cung đình, nội dung liên quan đến hầu hết các hoạt động triều chính. Châu bản này là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa cũng như toàn bộ hoạt động của triều đình và đời sống xã hội thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. 

Bộ châu bản triều Nguyễn gồm 16 bộ được viết bằng 2 ngôn ngữ (chữ Hán và chữ Việt). Nội dung phản ánh quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của triều Nguyễn trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc liên tục cử người ra 2 quần đảo để khảo sát, cắm mốc, đo vẽ bản đồ. 

Châu bản thể hiện rõ nét vấn đề này là châu bản năm 1836, vua Minh Mạng sai một người là xuất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật (quê ở Quảng Ngãi) đi ra Hoàng Sa tiến hành đo vẽ bản đồ, khi đi thì mang theo các cọc gỗ, trên các cọc gỗ có các dòng chữ đề rõ: “Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Phạm Hữu Nhật đã tới đây tiến hành công tác đo đạc, đóng cọc khẳng định chủ quyền”.

Độ chính xác của những châu bản triều Nguyễn này đã được cả thế giới công nhận. Ngày 30/7/2014, Tổ chức UNESCO đã trao “Bằng di sản tư liệu” thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với châu bản triều Nguyễn.

Bản đồ Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ
 Bản đồ Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ

Đến các bản đồ cổ

Buổi triển lãm cũng trưng bày bộ sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây, Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVII đến nay.

Trong đó, có 4 tập bản đồ (atlas) và 30 bản đồ do các nhà nước của Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử cho thấy Trung Quốc không hề quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Đáng chú ý là bốn cuốn atlas do nhà Thanh và chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản gồm “Trung Quốc địa đồ” (xuất bản năm 1908), “Trung Quốc toàn đồ” (xuất bản năm 1917), “Trung Hoa bưu chính dư đồ” (xuất bản năm 1919) và “Trung Hoa bưu chính dư đồ” (xuất bản năm 1933). Cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngoài ra, bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795-1869) - nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn, gồm 6 tập; trong đó, có bản đồ Partie de la Cochinchine ở tập 2 khẳng định Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là thuộc Việt Nam. 

Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các học giả Việt Nam và nước ngoài về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xuất bản từ năm 1975 cho đến nay; nhiều hiện vật và hình ảnh về công cuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh “Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”.

Trong số này, tư liệu được xem là thành văn sớm nhất là bản đồ số 42 nằm trong tập bản đồ Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ do Đỗ Bá (quê Nghệ An) vẽ vào thế kỷ XVI và chú dẫn: ở ngoài khơi từ Cửa Đại đi ra, đi một ngày rưỡi thì có một quần đảo là Bãi Cát Vàng ngay giữa biển. 

Đây là bản đồ đầu tiên được sưu tầm khẳng định người Việt đã đặt chân ra quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó, còn có các bản đồ khác đều có hình vẽ và ghi chú là Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm. Đây là một bằng chứng chứng minh chúng ta đã đặt chân lên quần đảo này trước và đặt tên cho quần đảo bằng chính ngôn ngữ của người Việt.

Chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là bất khả xâm phạm

Phát biểu tại buổi triển lãm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định: “Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam có vị trí địa kinh tế và địa chính trị hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, tình hình Biển Đông thời gian vừa qua có những diễn biến rất phức tạp, liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Trên diễn biến thực địa, Trung Quốc nhiều lần có những hành động, yêu sách xuyên tạc lịch sử, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông”. 

Bia khẳng định chủ quyền trên đảo Hoàng Sa
Bia khẳng định chủ quyền trên đảo Hoàng Sa

Việc tổ chức các buổi triển lãm, với những bằng chứng về chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức quan trọng và cần thiết phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài.

Những bằng chứng lịch sử, pháp lý mà chúng ta đã thu thập, được trưng bày tại đây góp phần minh chứng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Việt Nam, đã được các thế hệ người Việt khai phá, được các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ quản lý, bảo vệ và khẳng định chủ quyền một cách liên tục và hòa bình trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.