Châu Âu… “đuối sức” vì di cư “đè ép”

Châu Âu… “đuối sức” vì di cư  “đè ép”
(PLO) - Lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) và các nước Balkan ngày 25/10 tiến hành cuộc họp thượng đỉnh hẹp về cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu trong bối cảnh 3 nước “tuyến đầu” này cảnh báo đóng cửa biên giới nếu các nước Bắc Âu ngừng tiếp nhận người di cư.
Cuộc họp này do Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker triệu tập với sự tham gia của lãnh đạo 10 nước EU và lãnh đạo các nước Albania, Serbia và Macedonia nhằm thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa các nước trong vấn đề người di cư và bàn biện pháp đối phó với làn sóng hàng nghìn người di cư và tị nạn đang tiếp tục tràn vào châu Âu. 
Cuộc gặp diễn ra sau khi Bulgaria, Romania và Serbia ngày 24/10 cảnh báo không chấp nhận trở thành “vùng đệm” cho hàng chục nghìn người di cư đang tràn vào châu Âu. 
Hỗn loạn
Trong một cuộc phỏng vấn nhật báo Bild của Đức đăng tải ngày 25/10, ông Juncker hối thúc các nước châu Âu ngừng đẩy người di cư sang các nước láng giềng trong hoàn cảnh hỗn loạn. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy lại bày tỏ nghi ngờ về tính hữu ích của cuộc họp thượng đỉnh thu hẹp lần này. 
Ông nhấn mạnh: “Một số quốc gia được mời, nhiều quốc gia khác không được mời. Đây là điều lạ lùng vì tất cả mọi quyết định phải được toàn bộ 28 thành viên EU thông qua”. 
EU đã phải đối phó với dòng người di cư kỷ lục trong tuần qua, với 47.500 người di cư đổ vào Slovenia, một nước chỉ có dân số 2 triệu người, và 48.000 người tràn vào Hy Lạp, quốc gia cũng chỉ có dân số khoảng 11 triệu người. Dòng người đang ồ ạt đổ về khu vực biên giới các nước Tây Balkan cho thấy dường như hàng loạt biện pháp hỗ trợ và ngăn chặn dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa đem lại kết quả như trông đợi.
Lo ngại ngày càng gia tăng khi hàng trăm nghìn người di cư, chủ yếu là từ các vùng chiến sự ở Trung Đông, tràn tới châu Âu. Những người này hiện đang cắm trại tạm ở các quốc gia phía Tây Balkan trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và mùa Đông đang tới gần. Theo ước tính của Tổ chức Di cư Quốc tế, trong năm nay đã có hơn 680 nghìn người di cư vượt biển để tới châu Âu. Đa phần họ chạy trốn khỏi chiến tranh và đói nghèo từ Trung Đông, châu Phi và châu Á.
Theo truyền thông Đức, cuộc họp khẩn của châu Âu là để các bên tiến tới nhất trí “các giải pháp đồng bộ có thể nhanh chóng được triển khai”. Ông Juncker dự kiến sẽ trình bày một kế hoạch 16 điểm, trong đó có một điều khoản đang được áp dụng là không đưa người di cư từ nước này sang nước khác khi chưa có sự đồng thuận của quốc gia đích đến.
Theo một số nguồn tin khác, cũng trong hội nghị hẹp này, người đứng đầu EC sẽ đưa ra các đề xuất về việc đẩy nhanh quá trình trao trả người di cư bị từ chối quy chế tị nạn và rút lại quyền xin tị nạn của những người không đệ đơn lên chính quyền quốc gia đầu tiên mà họ đặt chân tới. 
Trước thềm phiên họp khẩn, Chủ tịch EC Juncker đã mạnh mẽ chỉ trích nhiều nước EU không thực hiện đúng những cam kết hỗ trợ người di cư, đồng thời hối thúc các hoạt động viện trợ khẩn cấp thay vì cam kết trên giấy tờ. Các nước thành viên EU đã ký thỏa thuận hỗ trợ tổng cộng 2,3 tỷ euro (khoảng 2,6 tỷ USD) để giải quyết cuộc khủng hoảng, song cho tới nay con số thực tế thu được mới chỉ là 275 triệu euro.
Hầu hết những người di cư tới châu Âu đi qua các quốc gia thành viên EU nghèo hơn ở phía Đông Nam châu Âu, và sau đó hướng về phía Bắc để xin quy chế tị nạn tại Đức,Thụy Điển và Hà Lan. Lãnh đạo các nước EU giàu có lo ngại rằng làn sóng di cư khổng lồ có thể kích động tư tưởng bài ngoại cực hữu. 
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng các nước Đông Âu “nợ” các đối tác của mình những giải pháp và hành động hiệu quả để giải quyết tình trạng di cư này. Ông cũng nhấn mạnh EU cần xây dựng quy chế phân bổ người tị nạn phù hợp và công bằng giữa các nước thành viên. Phát biểu trên truyền hình hôm 24/10, ông nói: “Đông Âu vẫn chưa có những hành động cương quyết và phù hợp để xử lý cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền của cho họ song họ chưa đáp ứng được các trông đợi”. 
San sẻ và công bằng?
Các thành viên ở phía Đông châu Âu đang không ngừng kêu gọi khối này tiến hành các biện pháp phân chia và san sẻ gánh nặng người di cư trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cho dựng lên các hàng rào dây thép gai bao quanh biên giới, gián tiếp đẩy gánh nặng sang hai nước láng giềng là Croatia và Slovenia. 
Theo các nguồn tin, Slovenia ngày 23/10 cho biết đang cân nhắc dựng hàng rào tại vùng biên với Croatia trừ khi hội nghị ngày 25/10 tìm ra giải pháp cụ thể. Quốc gia này cho rằng giới lãnh đạo EU “cần phải có những hành động cụ thể để giảm bớt gánh nặng tại các quốc gia tuyến đầu” đang chịu sức ép lớn từ dòng người di cư. 
Trong khi đó, Bulgaria, Serbia và Romania đe dọa đóng cửa biên giới nếu Đức hoặc các quốc gia không tiếp nhận người tị nạn, nhấn mạnh họ sẽ không để khu vực Balkan trở thành “vùng đệm” cho những người di cư bị mắc kẹt. Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov và hai người đồng cấp Serbia và Romania đều cho rằng giải pháp hợp lý nhất là một phản ứng thống nhất và một kế hoạch chung trên toàn châu Âu. 
Trong cuộc họp ba bên vào tối 24/10, ngay sau khi Chủ tịch EC Juncker triệu tập hội nghị khẩn, các nhà lãnh đạo Bulgaria, Serbia và Romania cảnh báo nếu các quốc gia khác hành xử như những gì Hungary đang làm, họ cũng sẽ có hành động tương tự. 
Thủ tướng Bulgaria Borisov trả lời báo giới: “Nếu Đức và Áo đóng cửa biên giới, ba nước chúng tôi sẵn sàng có những biện pháp mạnh mẽ để ngăn đất nước mình trở thành các vùng đệm bất đắc dĩ. Chúng tôi cũng sẵn sàng đóng cửa biên giới của mình... Chúng tôi sẽ không để đất nước mình trở thành vùng đệm cho dòng người di cư đang mắc kẹt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và hàng rào của Serbia”. 
Trong những tháng qua, Serbia, một quốc gia không thuộc châu Âu, đã phải đón nhận lượng lớn người di cư tràn vào từ Hy Lạp với hy vọng đến được khu vực Bắc Âu, trong khi Bulgaria và Romania ít chịu ảnh hưởng hơn. 
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, quốc gia này dự kiến đón nhận khoảng 800.000 người xin quy chế tị nạn trong năm nay, bất chấp sự phản đối của nhiều đồng minh trong Chính phủ. Đức đang chuẩn bị đưa ra một điều luật nhằm siết chặt quy chế xin tị nạn đối với các công dân Albania, Montenegro và Kosovo để giảm bớt áp lực từ cuộc khủng hoảng. 
Chủ tịch EC đã hoan nghênh các chính sách đối phó tị nạn nhất quán của Thủ tướng Đức Angela Merkel, điều đang vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ ở trong nước. Ông nói: “Tôi rất biết ơn khi Thủ tướng không thay đổi lộ trình đã vạch ra trước sức ép của dư luận”. 
Dòng người di cư ở châu Âu
Dòng người di cư ở châu Âu 
Bất đồng còn lớn
Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là các vụ tấn công phản đối người di cư đang không chỉ gia tăng về số lượng mà còn thay đổi về cách thức hành động. Nhiều báo cáo của các tổ chức xã hội và nhân quyền trong những tháng gần đây cho thấy có hiện tượng người di cư bị tấn công ngay khi còn lênh đênh trên những con thuyền ngoài khơi. 
Cảnh sát Thụy Điển cho biết một ngôi nhà dành cho người di cư, cách thủ đô Stockholm 90km về phía Tây, đã bị phóng hỏa trong đêm 23/10. Trước đó một ngày, một người đàn ông đã tấn công hai người với động cơ phân biệt chủng tộc tại một trường học ở Thụy Điển, nơi có nhiều học sinh là người di cư đang học tập.
Giới chức Đức cũng đưa tin về tình trạng gia tăng bạo lực nhằm vào người di cư. Báo Đức “Tiêu điểm” ngày 24/10 đưa tin, trong vài ngày qua đã có khoảng 700 người tị nạn biến mất khỏi các cơ sở tạm trú khẩn cấp dành cho người tị nạn tại các địa phương ở bang Niedersachsen, Tây Bắc nước Đức. 
Các nguồn tin sở tại cho rằng có thể số người tị nạn này đã tiếp tục tới nhà người thân ở Đức hoặc đi tới một nước khác, trong khi cũng có trường hợp được người thân đón trực tiếp tại các cơ sở tị nạn này. Phần lớn những người này không đăng ký tị nạn với chính quyền bang Niedersachsen và cũng không nộp đơn xin tị nạn, do vậy rất khó để kiểm soát hay giữ họ ở lại. 
Angelika Jahns, nữ phát ngôn viên chính sách nội vụ của Đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) thuộc bang Niedersachsen đã lên tiếng chỉ trích tình trạng mập mờ hiện nay là “không thể chấp nhận”. Bà nói: “Chúng ta phải biết có những ai đang tạm trú ở Niedersachsen”. 
Bên cạnh khoảng 4.000 người tị nạn có đăng ký được phân bổ theo hạn ngạch tới bang Niedersachsen, vẫn còn hàng nghìn người chưa được đăng ký tại các cơ sở tiếp nhận người tị nạn ở bang này. Trong khi đó, việc đăng ký tị nạn là điều kiện để có thể nộp đơn xin tị nạn ở lại Đức.
Dòng người di cư ồ ạt tràn về châu Âu tạo ra một cuộc khủng hoảng được xem là còn nhức nhối hơn vấn đề nợ công Hy Lạp khiến khu vực này ngày càng chia rẽ. Trong bối cảnh này, ngày 25/10 người dân Ba Lan đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử có khả năng chấm dứt gần một thập kỷ ổn định về kinh tế và chính trị tại quốc gia 38 triệu dân này, trao quyền lực cho một chính đảng bảo thủ, có chủ trương bài châu Âu với những chính sách khác biệt so với nhiều đồng minh châu Âu của Vacsava. 
Nếu chiến thắng thuộc về Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đối lập chủ trương bảo thủ, đứng đầu là người anh em song sinh của cố Tổng thống Lech Kaczynski, ông Jaroslaw, thì Ba Lan có thể cũng phản đối việc tái phân bổ người di cư từ Trung Đông vào nước này, một động thái có nguy cơ gây căng thẳng với EU.
Để có thể giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng này, có lẽ châu Âu cần lấy “giấc mơ hội nhập châu Âu toàn diện” làm kim chỉ nam để gạt bỏ các bất đồng sâu sắc và cùng nhau vượt qua các thách thức ngày càng nghiêm trọng... 

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.