Cần loại bỏ những quy định là “rào cản” hoạt động báo chí

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Hướng tới một nền báo chí hiện đại và tăng tự chủ cho các cơ quan báo chí, Luật Báo chí được sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến sáng qua (26/11) đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội rằng báo chí cần được hỗ trợ nhiều hơn.
Cần bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp hợp pháp
Đại biểu Quốc hội (ĐB) Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP HCM) cho rằng, quyền tự do báo chí có nhiều cách hiểu khác nhau, cần giải thích ngay trong luật để tạo điều kiện thực thi quyền này của công dân. Đồng thời, cần luật hóa vấn đề thực hiện quy chế phát ngôn, không để những “khoảng trống” thông tin làm thông tin không chính thống phát triển. 
ĐB cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý báo chí cần chủ động cung cấp, định hướng thông tin cho các cơ quan báo chí. 
Hơn nữa, nghề làm báo là một trong những nghề có nhiều rủi ro, nguy hiểm. Thực tế cho thấy có nhiều hành vi cản trở, hành hung nhà báo, song  cơ chế đảm bảo cho quyền tác nghiệp của nhà báo trong dự thảo mới quy định xử lý sai phạm của báo chí mà chưa có quy định xử lý các hành vi cản trở hoạt động báo chí hợp pháp. 
Theo ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang: “Như vậy là không công bằng; để bảo đảm cho nhà báo có thể thực thi nhiệm vụ của mình, cần quy định xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự các hành vi cản trở tác nghiệp của nhà báo”. Cùng với đó, “cần quy định cấm hành vi mua chuộc, lợi dụng nhà báo, báo chí nói chung phục vụ nhóm lợi ích ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội”, ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề nghị.
Có chính sách hỗ trợ rõ ràng cho cơ quan báo chí
Các ĐB cũng đề nghị xem xét các quy định về thuế trong hoạt động báo chí theo hướng ưu đãi cao cho cơ quan báo chí vì “chi phí cao, nguồn thu từ hoạt động báo chí đang giảm mạnh”. Để các cơ quan báo chí có thể tự chủ tài chính, Dự thảo cần đánh giá toàn diện để có chính sách hỗ trợ rõ ràng vì từng có cơ quan báo chí than thở với đại biểu: “Phải bán được báo thì mới có tiền đóng thuế, cứ nhăm nhăm thu thuế thế này thì lấy đâu ra?”.
Nhiều ý kiến cùng kiến nghị giảm thủ tục hành chính trong quản lý báo chí để mở ra thời kỳ mới cho báo chí phát triển trên tinh thần quyền tự do báo chí. ĐB Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị giảm thủ tục hành chính theo hướng đơn giản nhưng thể hiện được trách nhiệm người đứng đầu trong hoạt động báo chí. 
Tránh tình trạng “xin - cho” trong quản lý báo chí, ĐB Dương Trung Quốc nhận thấy phải rà soát, loại bỏ những quy định sẽ thành “rào cản” cho hoạt động báo chí vốn chỉ được xây dựng dựa trên quyền của cơ quan quản lý, để không có “những quy định chắc chắn phải thực hiện mà không làm nổi” khi Luật có hiệu lực. Còn ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) thấy phải kiểm soát việc cấp và quản lý thẻ nhà báo để thẻ nhà báo không bị lợi dụng để có hành vi vi phạm pháp luật. 
Vấn đề được các ĐB đề cập đến nhiều là chức danh quản lý cơ quan báo chí. Dự thảo đề xuất thêm chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc các cơ quan báo chí bên cạnh chức danh Tổng Biên tập như hiện hành và có sự phân định trách nhiệm. 
Quản trang tin điện tử để bảo vệ báo chí chân chính
Thời gian gần đây xu hướng “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí tăng nhanh, miêu tả chi tiết những hành động man rợ, trái đạo đức, cổ súy những lối sống không phù hợp, nhưng không có chế tài hữu hiệu, gây bức xúc lo ngại trong dư luận.
Từ thực tế này, ĐB Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) thấy cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, thẩm quyền của cơ quan quản lý báo chí và quy định “chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí và việc cho đăng tải các thông tin không phù hợp. 
Đại biểu Trần Thị Hồng Thắm (Cần Thơ) phát biểu ý kiến
Đại biểu Trần Thị Hồng Thắm (Cần Thơ) phát biểu ý kiến 
Cùng với đó, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) đề nghị bổ sung thêm một số quy định chế tài cụ thể, đủ mạnh vào Luật Báo chí đối với các trang tin điện tử vì các trang tin điện tử tổng hợp không được coi là báo chí, không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí nên hoạt động không có tôn chỉ, mục đích, tổng hợp tin tức thường theo hướng tuyên truyền mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội. 
Trong khi đó, qua tìm hiểu thì thông tin mà thanh, thiếu niên hay đọc trên mạng không phải là báo chí chính thống mà là các trang tin điện tử tổng hợp. Thời gian qua, số lượng trang thông tin điện tử tăng nhanh, hoạt động sai chức năng, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ, chỉ trong thời gian 1 tháng vừa qua, hàng chục trang tin bị xử phạt, gây bức xúc với nhiều nhà báo, tờ báo chân chính. 

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).