Bộ Nông nghiệp đề nghị không phá rừng làm thủy điện

Tình trạng hạn hạn khốc liệt ở Tây Nguyên năm nay có nguyên nhân từ vấn nạn phá rừng
Tình trạng hạn hạn khốc liệt ở Tây Nguyên năm nay có nguyên nhân từ vấn nạn phá rừng
(PLO) - Sau khi kiểm tra, đánh giá tổng thể Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét lại về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại Vườn quốc gia Yok Đôn để xây dựng Thủy điện Đrăng Phốk, tỉnh Đắk Lắk.

Đề nghị Chính phủ xem xét lại

Trước đó, ngày 6/8/2009, Bộ NN&PTNT đã có văn bản số 2336 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng của Vườn quốc gia Yok Đôn sang mục đích không phải lâm nghiệp để xây dựng thủy điện Đrăng Phốk. 

Trên cơ sở đó, ngày 25/8/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản 1479/TTg-KTN đồng ý chuyển mục đích sử dụng diện tích 63ha rừng và đất lâm nghiệp tại các tiểu khu: 430, 431 và 451 của Vườn quốc gia Yok Đôn để xây dựng nhà máy thủy điện Đrăng Phốk, trong đó diện tích chuyển đổi vĩnh viễn là 53ha, diện tích chuyển đổi tạm thời là 10ha.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, đánh giá tổng thể, Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét lại về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại Vườn quốc gia Yok Đôn để xây dựng Thủy điện Đrăng Phốk, tỉnh Đắk Lắk.

Hiện nay chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới (Công ty TECCO) đang thuê tư vấn đánh giá tác động môi trường của Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Đrăng Phốk. 

Theo hồ sơ thiết kế, công trình thủy điện Đrăng Phốk xây dựng theo kiểu đập dâng trên sông Srêpốk thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Công suất nhà máy dự kiến 26MW với tổng vốn đầu tư khoảng 850 tỉ đồng.

Phá gần 100 ha rừng để làm thủy điện

Nhận định sơ bộ về tác động của công trình Thủy điện Đrăng Phốk, Bộ NN&PTNT cho rằng, khi xây dựng thủy điện Đrăng Phốk sẽ phải chuyển mục đích sử dụng 63 ha đất có rừng, trong đó, chuyển đổi vĩnh viễn 53 ha, chuyển đổi tạm thời để phục vụ thi công 10ha. 

Đó là chưa bao gồm nhu cầu sử dụng đất, rừng để xây dựng đường dây tải điện từ nhà máy đến trạm biến áp hòa với hệ thông điện Quốc gia, theo dự tính hành lang tuyến và các trụ cột điện khoảng 27ha. Hiện trạng khu vực này là rừng tự nhiên, trong đó có 3ha rừng giàu, 11 ha rừng trung bình và 49 ha rừng nghèo.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, ngoài việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thì quá trình thi công xây dựng, vận hành nhà máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là voi, hổ có thể bỏ đi nơi khác. 

“Việc xây dựng đập, chặn dòng sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là các loài thủy sinh. Trong quá trình thi công và vận hành nhà máy sẽ tạo thêm áp lực bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên của Vườn quốc gia Yok Đôn, nhất là việc dâng nước lòng hồ Đrăng Phốk sẽ tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động vận chuyển gỗ trái phép bằng đường thủy”- Bộ NN&PTNT cho biết. 

Rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, chất lượng, trong 5 năm qua độ che phủ rừng đã giảm 6,1%, đặc biệt khu vực tiếp giáp với Vườn quốc gia Yok Đôn, rừng đã bị suy giảm rất nghiêm trọng, nhiều khu vực không còn rừng. Cùng với tác động ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu, làm cho diễn biến thời tiết cực đoan, tình trạng khô, hạn kiệt diễn ra khốc liệt, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội, môi trường bền vững ở Tây Nguyên.

Rõ ràng, việc đề xuất Chính phủ xem xét lại việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của Vườn quốc gia Yok Đôn để xây dựng nhà máy thủy điện Đrăng Phốk của Bộ NN&PTNT trong bối cảnh hiện này là việc làm rất cần thiết không chỉ đảm bảo an toàn cho các cánh rừng của Tây Nguyên đang ngày càng bị thu hẹp lại mà còn góp phần bảo tồn môi trường sống của hàng triệu người dân ở đây. 

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.