Bệnh viện công - Giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì?

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời tại phiên giải trình.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời tại phiên giải trình.
(PLVN) -“Được giao tự chủ nhưng lại không biết tự chủ cái gì; không cho tự chủ đầy đủ, thực chất” là những vấn đề được đặt ra đối với Bộ trưởng Bộ y tế và một số Bộ liên quan tại phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.

Sáng nay (3/10),  Ủy ban về các vấn đề xã hội (UBVCVĐXH) của Quốc hội đã tiếp tục ngày làm việc thứ 2 của Phiên họp toàn thể lần thứ 15 diễn ra tại tòa nhà Quốc hội. Phiên họp đã dành hơn 3 tiếng đồng hồ để các Bộ trưởng: Y tế, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư giải trình về những vướng mắc, bất câp cũng như đề ra các giải pháp tháo gỡ liên quan đến cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công. 

Khi nào tháo gỡ xong?

Là người đầu tiên nêu câu hỏi, Đại biểu (ĐB) Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) cho rằng, hiện có rất nhiều vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ đối với bệnh viện công, nhưng vướng mắc nhất là việc thực hiện là giá dịch vụ y tế chưa thống nhất giữa các đơn vị, giữa các hạng bệnh viện và các tỉnh, thành…gây nên tình trạng nơi thì chưa tính đúng tính đủ, nơi thì thu thêm, thu chênh…

“Nhiều đồng chí lãnh đạo bệnh viện nói với tôi rằng, giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì… Qua công tác giám sát, nhiều cơ sở phản ánh với chúng tôi là dù được giao tự chủ nhưng lại không cho tự chủ, đặc biệt là quyền tự chủ về tổ chức cán bộ, tự chủ tài chính… Câu hỏi đặt ra là làm sao để tháo gỡ, ai có trách nhiệm để tháo gỡ? và đến khi nào tháo gỡ xong để cơ chế tự chủ này thực sự phát huy được tác dụng?”- ĐB Trí đặt vấn đề.

ĐB Trí cũng đề nghị có biện pháp ngăn chặn hiện tượng tư nhân hóa các bệnh viện công lập trong quá trình giao quyền tự chủ, bởi nguy cơ này rất lớn; đồng thời làm rõ những giải pháp cụ thể để các bệnh viện tự chủ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ thực hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với những bệnh nhân có BHYT, bệnh nhân thuộc diện chính sách… “Bởi Nghị quyết này rất hay cho những người có đời sống thu nhập cao, còn quyền lợi của những người yếu thế rất dễ bị ảnh hưởng”, ĐB nói.

ĐB Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Y tế
ĐB Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Y tế

Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP Cần Thơ nhận định, vấn đề khó nhất hiện nay là giá trần dịch vụ và nhân sự. “Giao quyền tự chủ nhưng không được tự quyết, mọi việc đều phải xin ý kiến từng nấc, rất khó… Nếu kéo dài thì không thể phát triển hoặc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân”, ông Xuân nói.

Trước thực trạng nhiều bệnh viện gây ra hậu quả tiêu cực như thu vượt cầu, chỉ định làm dịch vụ y tế cao, ứng dụng dịch vụ thuốc không cần thiết…, gây tốn kém chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (tỉnh Quảng Bình) đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ nguyên nhân này, đồng thời đưa ra giải pháp trong thời gian tới.

Nếu tự chủ thì phải có nguồn thu

Khẳng định “các câu hỏi đều rất sát thực tế và trong ngành cũng đặt ra”, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện có ý kiến khác nhau giữa các ĐB: “Có ý kiến ĐB nói đề nghị phải quản chặt hơn, tránh tư nhân hóa bệnh viện công, tránh lạm quyền, lạm dụng; nhưng cũng có ý kiến nói rằng nếu quản chặt quá thì bệnh viện không tự chủ được cái gì cả, cần phải thoáng hơn”.

Theo Bộ trưởng, khi bệnh viện mở nhiều cơ sở, thêm dịch vụ, thêm phòng bệnh để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân thì cần nhiều nhân lực hơn, nhưng do còn nhiều vướng mắc trong vấn đè này mà thẩm quyền không thuộc Bộ Y tế.

“Nói thật là có cái vướng thế này: Khi giá được tính đúng, tính đủ thì người ta sẽ chọn đúng bác sĩ mình cần và đủ điều dưỡng… Nhưng muốn vậy thì giá phải cao hơn, còn hiện nay thì giá thấp. Bệnh viện không được ký hợp đồng nhiều nên cũng rất hạn chế; một bác sĩ, một điều dưỡng chăm sóc nhiều bệnh nhân thì không tốt”, bà Tiến thừa nhận và cho rằng khi giá được tính đúng, tính đủ, đồng thời với trao quyền về tổ chức, về nhân sự thì các bệnh viện sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện quyền tự chủ.

Trả lời câu hỏi tự chủ bệnh viện có ảnh hưởng đến quyền lợi của người nghèo hay không, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định chắc chắn sẽ có ảnh hưởng, do các bệnh viện tuyến trên chỉ có bệnh nhân nặng mới chuyển lên, và các bệnh viện này có phòng dịch vụ cho người nước ngoài, người giàu. Tuy nhiên, người nghèo nếu có BHYT đúng tuyến thì vẫn được hưởng quyền lợi. Hiện nay, các bệnh viện tuyến trên có gần 60% nguồn thu từ bệnh nhân BHYT và hầu hết từ tuyến dưới chuyển lên.

Làm rõ nguyên nhân việc bệnh viện lạm dụng dịch vụ, tăng chi phí cho người bệnh, bà Tiến giải thích: "Nếu tự chủ thì phải có nguồn thu để chi trả tất cả và tăng thu hút bệnh nhân, tăng tuyển người giỏi, tăng thu nhập của đội ngũ cán bộ để có chất lượng tốt, mua máy lạnh, ga trải giường, nhà vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn 3 sao, trồng cây xanh… vì thế rất tốn kém nên phải thu nhiều…”. 

Trong khi Bộ trưởng Tiến vẫn còn muốn nói thêm thì Phó Chủ nhiệm UBVCVĐXH của QH Nguyễn Hoàng Mai nhắc nhở: “Đề nghị chị Kim Tiến nhấn mạnh vào những tiêu cực trong việc lạm dụng kỹ thuật, lạm dụng thuốc kê cho bệnh nhân và giải pháp thế nào”.

Bộ trưởng Y tế phân trần: “Vì như vậy nên có việc lạm dụng kỹ thuật có thể không cần thiết hoặc chưa đến mức làm nhiều như vậy; hai là thuốc có thể kê ngoài danh mục bảo hiểm thanh toán nên mới thu nhiều. Giải pháp hiện nay của chúng tôi là có định mức, thứ hai là thanh tra, kiểm toán phải sát. Mới tháng trước, chúng tôi đã ban hành chỉ thị về chống lạm dụng, chống trục lợi để có giải pháp tăng cường giám sát”.

Cần khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập

Kết luận phiên giải trình, Chủ nhiệm UBVCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định, phiên giải trình diễn ra công khai, dân chủ và trách nhiệm; đã làm rõ nhiều vấn đề, làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc tự chủ đối với các bệnh viện công lập. 

Chủ nhiệm UBVCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh kết luận phiên giải trình.
Chủ nhiệm UBVCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh kết luận phiên giải trình.

Đánh giá về những kết quả đạt được, Dự thảo nghị quyết về phiên giải trình nhận định, việc tự chủ đã thay đổi diện mạo của các bệnh viện công, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, giảm tình trạng quá tải, tăng hiệu quả chi của ngân sách Nhà nước…Tuy nhiên, hành làng pháp lý về vấn đề này vẫn chưa đầy đủ; dù được giao tự chủ nhưng chưa thực chất; tự chủ tại tuyến huyện, đặc biệt vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; nhiều địa phương chưa chăm lo cho y tế cơ sở, do vậy người dân chưa tin tưởng vào các bệnh viện tuyến dưới; tình trạng lạm dụng thuốc, dịch vụ cao trong khám chữa bệnh vẫn còn diễn ra…

Dự thảo Nghị quyết đề nghị Bộ Y tế chủ động và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan rà soát nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để ban hành hoặc trình cơ quan chức năng ban hành theo thẩm quyền các văn bản, nhằm khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế tự chủ, như vay vốn, liên doanh liên kết, đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, bộ máy nhân sự, tiền lương và các cơ chế liên quan. Cùng với đó, đẩy nhanh lộ trình việc tính đúng, tính đủ chi phí giá dịch vụ y tế; tiếp tục cải cách hành chính trong khám chữa bệnh…

Tại phiên họp, 100% các đại biểu thành viên UBVCVĐXH của QH có mặt tại phiên họp đã biểu quyết tán thành dự thảo nghị quyết trên.

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội)  có nên ban hành một nghị quyết đặc biệt về vấn đề tự chủ cho các bệnh viện tuyến dưới hay không, bởi hiện nay mới chỉ có nghị quyết tự chủ cho 4 bệnh viện lớn? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay: Nghị quyết 33 chỉ thí điểm đối với vấn đề tự chủ hoàn toàn, còn một Nghị định về vấn đề tự chủ chung, hiện Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo để điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 85 nhằm áp dụng chung cho cả bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Đọc thêm

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).

Đảm bảo tính chặt chẽ khi cải cách hoạt động quản lý dược

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) -  Chiều 16/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các đại biểu cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý dược cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm, đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc được lưu hành, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.