Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền Hùng

Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng
Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng
(PLO) - Không chỉ mang ý nghĩa di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia, khu di tích Ðền Hùng còn là một quần thể kiến trúc và tín ngưỡng độc đáo, thể hiện bản sắc dân tộc và đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ và tri ân công lao dựng nước của Tổ tiên người Việt.

Khu di tích Ðền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc vùng đất Phong Châu cổ, nay là địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là một vùng đất bán sơn địa, chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có cảnh quan đa dạng, vừa có rừng núi, đồi gò, vừa có đồng ruộng, sông ngòi, ao hồ phong phú. 

Tương truyền, núi Nghĩa Lĩnh, nơi đặt đền, còn gọi là núi Cả hay núi Hùng, là ngọn núi cao nhất trong vùng (cao 175m), là nơi Vua Hùng và các Lạc hầu, Lạc tướng thường tiến hành các nghi thức tín ngưỡng cầu cho mưa thuận, gió hòa. Từ xa nhìn lại, núi như đầu một con rồng lớn đang uốn lượn trong mây trời và những đồi núi chung quanh như đàn voi đang chầu về đất Tổ. 

Nơi đây hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, nơi muôn cây, vạn vật đều chầu về và lòng người thuận theo. Vì thế, cảnh sắc thiên nhiên Ðền Hùng vẫn rạng rỡ và huyền ảo như bức tranh thủy mặc cuốn hút suốt hàng ngàn năm nay .

Bước chân đến Khu di tích Ðền Hùng, chúng ta sẽ gặp ngay Ðại môn (cổng Ðền Hùng) dưới chân núi Nghĩa Lĩnh được xây dựng vào năm 1917 với kiến trúc hình vòm cuốn, gồm hai tầng tám mái, trang trí rồng, phía trên có đắp nổi hình "lưỡng long chầu nguyệt". 

Hai bên cổng Đại môn có hai cột trụ, phía trên đỉnh có đắp nổi hai con nghê chầu. Giữa tầng một của cổng có bức đại tự: Cao sơn cảnh hành (lên núi cao nhìn xa rộng). 

Sau khi leo dọc con đường với 225 bậc đá ven theo triền núi, du khách sẽ đến với Ðền Hạ và chùa Thiên Quang. Ngôi đền này đươc dân làng Vi Cương, xã Chu Hóa (nay là thị trấn Hùng Sơn) huyện Lâm Thao xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 17 - 18). Theo truyền thuyết, đây cũng là nơi Mẹ  u Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm người con. 

Ba ban thờ chính trong hậu cung đều có bài vị thờ đặt giữa Long ngai ghi rõ: Ðột ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền thánh vương thánh vị, Ất Sơn thánh vương thánh vị và Viễn Sơn thánh vương thánh vị. 

Cỗ Long ngai thứ tư thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18. Chùa Thiên Quang được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ 13-14). Chùa có quả chuông nặng gần một tấn, ba tấm bia đá ghi công đức và các việc trùng tu sửa đường lên núi Hùng và bài ký ghi lại việc trùng tu chùa Thiên Quang từ năm 1844 đến 1850.

Leo thêm 168 bậc nữa, chúng ta sẽ tới Ðền Trung ở lưng chừng núi có tên chữ là "Hùng Vương Tổ Miếu" mà theo huyền sử là nơi Vua Hùng thường cùng các Lạc hầu, Lạc tướng họp bàn việc nước và ngắm cảnh núi non kỳ thú. 

Nhiều chuyên gia sử học và khảo cổ cho rằng, đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ 14. Tuy nhiên, đền bị giặc Minh xâm lược phá hủy vào thế kỷ 15. Sau khi giặc rút về, người dân trong vùng đã cùng chung tay xây dựng lại nơi thờ phụng Tổ tiên. Từ năm 1988 – 2009, Ðền được đầu tư trùng tu, tôn tạo lại nên trông khang trang, rộng rãi hơn.

Ðền Thượng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với tên chữ là "Kính Thiên lĩnh điện" (Ðiện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Theo sử sách và lưu truyền dân gian, đây là nơi Vua Hùng thường tiến hành các nghi lễ tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh... Trải qua các triều đại, Ðền Thượng luôn luôn được quan tâm tu bổ, tôn tạo, nhất là vào thời nhà Nguyễn.

Bên trái Ðền Thượng là Lăng Vua Hùng, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Lăng có kiến trúc hình vuông, ba cửa vòm quay theo ba mặt Bắc, Đông, Nam. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính); Phía trên ba mặt đều có đề Hùng Vương Lăng (lăng Vua Hùng). 

Khu di tích còn có cột đá thề của Thục Phán dựng lên sau khi được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi báu, để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước và đời đời hương khói trông nom nơi thờ tự các Vua Hùng.

Phía dưới Ðền Thượng là Ðền Giếng (tên chữ là "Ngọc Tỉnh"), nằm phía Đông Nam chân núi, nơi thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa có công dạy dân trồng lúa, trị thủy. Trong hậu cung của đền hiện vẫn còn một giếng nước hình tròn, được gọi là Giếng Ngọc

Ngày 19-9-1954, tại Đền Giếng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn quân Tiên Phong và giao nhiệm vụ cho đơn vị tiếp quản Thủ đô sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ và căn dặn: Các Vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.

Vì thế, Đền Hùng được coi là một điểm hành hương của những người con đất Việt, một điểm đến cuốn hút và linh thiêng của du lịch tín ngưỡng, văn hóa và lịch sử.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Theo đó, phạm vi Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng bao gồm các xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa và Vân Phú (thành phố Việt Trì); Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh) với tổng diện tích 845 ha.

Đối với Khu vực I (vùng lõi) diện tích 32,2 ha là khu vực bao gồm các di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng, Chùa Thiên Quang, Bảo tháp, Nhà thờ Tổ, gác Chuông. Khu vực này tiếp tục bảo tồn nguyên trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh quan và rừng nguyên sinh.

Đối với Khu vực II (vùng đệm) diện tích 812,8 ha bao gồm các khu Núi Vặn, núi Trọc; khu Trung tâm lễ hội; khu cảnh quan Hồ Mẫu; khu rừng quốc gia Đền Hùng và cảnh quan sinh thái phía Bắc; tháp Hùng Vương; đài tưởng niệm liệt sỹ và đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và khu dân cư hiện trạng. 

Việc quy hoạch trên nhằm bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Khu di tích lịch sử Đền Hùng; định hướng kế hoạch tổng thể quản lý và đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Đồng thời, tạo lập các không gian tưởng niệm, tôn vinh các vua Hùng và các bậc tiền nhân thời đại Hùng Vương, để Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, điểm du lịch về với cội nguồn dân tộc đặc biệt hấp dẫn; tổ chức hệ thống hạ tầng phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và tôn tạo khu di tích.

Đọc thêm

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.