Bác Hồ - tình yêu thiết tha nhất trong tâm thức thế hệ trẻ

Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la và sự quan tâm vô bờ cho thế hệ trẻ của đất nước. Ảnh tư liệu
Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la và sự quan tâm vô bờ cho thế hệ trẻ của đất nước. Ảnh tư liệu
 
(PLVN) - Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn sống mãi trong lòng nhân dân, non sông, đất nước ta, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam và là kim chỉ nam trên con đường phát triển của dân tộc trong thời đại mới.

Trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam nói chung và mỗi người trẻ nói riêng đều có một dấu ấn “Hồ Chủ tịch” trong lòng. Những tư tưởng, những chỉ dạy của Người mãi soi sáng, dẫn dắt lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam trong xuyên suốt những năm tháng trưởng thành, phấn đấu, xây dựng lý tưởng cách mạng và niềm tin để sống, lao động, chiến đấu và góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Trong xuyên suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho thế hệ trẻ rất nhiều tình thương và sự quan tâm sâu sắc. Người dành rất nhiều thời gian để xây dựng, vun đắp và đặt niềm tin vào chủ nhân tương lai của đất nước.

Sinh thời để chuẩn bị cho việc đưa chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, tháng 5/1925, Người đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và chính tại đây, những lớp huấn luyện - đào tạo cán bộ trẻ và tờ báo đầu tiên được ra đời.

Trong bức thư “Gửi thanh niên An Nam” viết năm 1925, Người viết “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”; “Tính trung bình, thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn” ; “Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc”. Và để tận dụng, thực hiện hóa tiềm năng đó thì cần tập hợp được sức mạnh ấy.

Trong bản Di chúc, trước lúc đi xa, Người đã dặn dò: “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.

Lời căn dặn đó vô cùng quan trọng, cấp thiết và mang ý nghĩa nghĩa lịch sử, thời đại sâu sắc, nhất là trong quá trình hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò xung kích, tiên phong và trọng trách đặt lên vai những người trẻ cũng rất lớn lao.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu.”. Hẳn vì thế, mà đối với rất nhiều người trẻ hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tâm thức của họ với nhiều điều thật đẹp đẽ, thật dung dị, gần gũi.

Trò truyện cùng Báo PLVN, chị Đào Quỳnh Nga- Chủ tịch Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phường Tân Lập (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ: “Câu chuyện về Bác Hồ với mình xuất phát từ những ngày còn nhỏ, khi nghe ông kể chuyện. Những điều về Bác đã theo mình từ ngày ấy rồi sau này đọc nhiều sách báo, xem các triển lãm về Bác và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học.

Thật ra ở chỗ mình, các cụ, các ông bà lớn tuổi hay kể chuyện xưa, kể chuyện Bác Hồ lên thăm ATK Định Hoá. Mình rất tự hào khi nghe những điều như vậy và vô cùng tự hào khi đứng trong hàng ngũ của Đảng. 10 năm phát huy tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ để tiếp tục lan tỏa những việc tốt, sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Dù rất nhỏ bé, nhưng ở vị trí của mình hiện tại thì làm sao vừa “hồng” vừa “chuyên” và định hướng cho thế hệ đàn em tích cực trong các phong trào Đoàn, Hội là việc làm rất khó. Nhưng mình sẽ nỗ lực hơn nữa để thế hệ trẻ tiếp nối lý tưởng và con đường mà lớp cha anh đã lựa chọn.”

Cô sinh viên năm thứ 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) Phương Vy lại có những mong muốn và đau đáu về việc làm sao để mỗi người trẻ đều thấm nhuần tư tưởng, giá trị đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước: “Với sinh viên Báo chí chúng em thì việc học, đọc những tư tiệu về Chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là điều quan trọng để chúng em có những định hướng đúng trong quá trình làm nghề báo sau này."

"Em nghĩ rằng không chỉ riêng em, mà các bạn cùng thế hệ với em cũng vậy, chỉ được biết Bác qua những cuốn sách lịch sử, thước phim, tư liệu và bài viết..., nhưng trong em, luôn vẹn nguyên sự kính trọng với Bác. Một số khoa ở trường em như Triết học, CNXH khoa học hay Chính trị học đều có những hoạt động như các cuộc thi hùng biện, viết về Bác Hồ, về Chủ nghĩa Mác Lê-nin. Việc học và tham gia như vậy khiến chúng em có những cách tiếp cận nhanh, thêm yêu và trân trọng công lao của Người, của các thế hệ đi trước” - Vy chia sẻ.

Câu chuyện về Bác mà mỗi người trẻ hôm nay đều theo những cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu chung lại là những bài học, tấm gương sáng ngời về đạo đức Hồ Chí Minh. Để thanh niên, để thế hệ trẻ lớp lớp người mang theo hành trang ấy vào công cuộc dựng xây đất nước, phát huy vai trò nòng cốt trên mọi mặt trận, lĩnh vực, từ kinh tế- văn hóa- xã hội dưới ánh sáng soi đường, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Nhiều phong trào cách mạng của tuổi trẻ, tiêu biểu như phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” “Phong trào thanh niên tình nguyện”, “Phong trào tuổi trẻ sáng tạo” và “Phong trào Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” cùng 3 chương trình đồng hành, hỗ trợ thanh thiếu nhi... đã diễn ra thu hút đông đảo thanh niên tham gia và góp phần vào sự phát triển chung.

Gần đây nhất, trong những ngày cả đất nước căng mình chống dịch và trước đó là khúc ruột miền Trung oằn mình trong những cơn bão liên tiếp, dồn dập. Sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng cùng tinh thần Việt Nam lại được tập hợp và trỗi dậy.

Và thanh niên, những thế hệ trẻ lại tiếp bước cha ông, phát huy những truyền thống ngàn đời của dân tộc, nâng đỡ, san sẻ cùng đồng bào và có nhiều việc làm thiết thực. Từ chương trình “San sẻ yêu thương” phòng chống dịch COVID-19 và hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt đến những sáng kiến, mô hình Đoàn tổ chức để hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng lũ, những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh.

Trong dịch bệnh, trong nguy khó, gian nan, “các chiến sĩ áo xanh” đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà hỏi từng công dân khai báo y tế, những y bác sĩ trẻ gác lại tình yêu và những “khoảng trời riêng” để lao vào tâm dịch, những gian hàng 0 đồng, Siêu thị hạnh phúc, Điểm cấp gạo ATM miễn phí, chiến dịch “Thanh niên với ứng dụng NCOVI, Bluezone”… Và còn thật nhiều hơn thế những “trận địa” có mặt thanh niên, tuổi trẻ.

Đúng với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", trên khắp mọi mặt trận đều thấy màu áo xanh của Đoàn, sức trẻ đồng hành trên từng cung đường, mỗi bước chân đều mang theo khát vọng và chung sức vì cộng đồng. Trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, âm nhạc, điện ảnh, y tế…, tất cả đều thấy bóng dáng của một thế hệ mới, hừng hực sức sống và đầy sáng tạo, tinh thần dũng cảm dấn thân của “tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”.

Có lẽ, để nói trọn vẹn về tình thương, sự quan tâm và những định hướng của Hồ Chủ tịch với thế hệ Thanh niên Việt Nam lúc Bác sinh thời trong khuôn khổ của một bài viết thì thật khó. Nhưng chắc chắn rằng, dẫu năm tháng có trôi qua, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tinh thần ấy, sự vĩ đại mà khiêm nhường, giản dị cùng di sản quý giá ấy mãi soi đường, dẫn dắt cho thế hệ trẻ Việt Nam, cho dân tộc ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” và bước tiếp vào thời đại mới.

Xin mượn câu nói của Nhà nghiên cứu Ba Lan Hélène Tourmaire, trong tác phẩm "Trở thành người Bác như thế nào?" để khép lại bài viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).