90% tài sản tham nhũng vẫn “vô tư lọt lưới”?

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 14 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 14 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014
(PLO) - Tình hình phát hiện, xử lý tham nhũng dường như đang “im ắng”, nếu có thì chỉ phát hiện, xử lý được tham nhũng “vặt”, một phần vì dân sợ mà làm ngơ trước hành vi tham nhũng.
Đánh giá chung về công tác phòng chống tham nhũng năm 2014, tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sáng qua (15/9), nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngại khi tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, gây thiệt hại lớn và bất bình trong xã hội nhưng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng đang được triển khai còn hình thức, việc phát hiện, xử lý có dấu hiệu giảm và giá trị tài sản thu hồi thấp.
Dân “sợ bị trả thù”
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thừa nhận: “Qua giải quyết đơn thư cho thấy, người dân tố cáo tham nhũng chưa nhiều có nguyên nhân xuất phát từ việc người dân chưa tin vào việc xử lý, giải quyết của các cơ quan chức năng, cơ chế bảo vệ người tố cáo chưa đáp ứng tình hình nên người tố cáo vẫn có tâm lý sợ bị trả thù”. 
Ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - lo ngại về tính hiệu quả của việc đầu tư tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn còn bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, người dân vẫn có tâm lý “hối lộ để được việc”, coi việc phát hiện, tố cáo tham nhũng là việc của Nhà nước… Đại biểu (ĐB) Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) kiến nghị, Chính phủ phải có biện pháp quyết liệt hơn nữa để khắc phục tình trạng người dân không tin tưởng vào hiệu quả xử lý nên không tố cáo tham nhũng như phản ánh.
Năm 2014, việc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng vẫn còn chậm, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán chuyển cơ quan điều tra còn ít trong số những vi phạm pháp luật được phát hiện trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội. 
Ông Nguyễn Đình Quyền nhận thấy, “các vụ án tham nhũng lớn ít được phát hiện, xử lý mà chủ yếu là các vụ tham nhũng vặt” mà nguyên nhân là chưa có tiêu chí để đánh giá tình hình tham nhũng, cơ chế xác định trách nhiệm của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cơ chế kiểm soát hữu hiệu việc kê khai tài sản, chi tiêu tài sản có giá trị lớn… chưa hiệu quả.
90% tài sản tham nhũng vẫn “vô tư lọt lưới”?
Suy luận này được đưa ra từ báo cáo tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản trong các vụ án tham nhũng vẫn thấp (khoảng 10%). 
Năm 2014, tỷ lệ tài sản do các đối tượng tham nhũng chiếm đoạt thu hồi được cũng mới đạt 11,3% so với tổng số tài sản phải thu hồi, “nhích” không đáng kể so với các năm. ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt vấn đề: “Chỉ kiến nghị thu hồi được 10% tài sản tham nhũng, vi phạm thì 90% số tài sản còn lại không được thu hồi, nghĩa là không xử lý triệt để được tội phạm có phải là do kiến nghị thu hồi sai?”. 
Thậm chí, ĐB Bùi Trí Dũng (An Giang) cho rằng, không thu hồi triệt để được tài sản tham nhũng thì sẽ khiến tham nhũng dễ dàng là giải pháp “hy sinh đời bố, củng cố đời con” nên Chính phủ cần đánh giá thêm về nguyên nhân cản trở đến hiệu quả phòng, chống tham nhũng, nhất là trong việc thu hồi tài sản.
Theo lý giải của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạt được tỷ lệ này là do các đối tượng phạm tội tham nhũng thường có nhiều thủ đoạn tinh vi đối phó, che giấu, tẩu tán tài sản và vì thời gian giải quyết các vụ án tham nhũng kéo dài vì mất thời gian giám định thiệt hại dẫn đến các tài sản là tang vật của vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, giảm giá trị khi bán đấu giá, không thu hồi đủ số tiền thất thoát, chiếm đoạt. 
Còn ông Trần Đăng Yến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Bộ Công an cho biết, nguyên nhân do thiệt hại ban đầu là ước tính, tài sản đã bị tẩu tán trước khi hành vi tham nhũng bị phát hiện, thi hành án kéo dài nhiều năm, đối tượng trốn ra nước ngoài…
Tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 cho thấy, 944.425 người đã kê khai tài sản, thu nhập trên tổng số 952.178 người phải kê khai (đạt 99,2%, tăng 0,7% so với năm 2012). Có 5 người phải xác minh tài sản, thu nhập và 06 người bị xử lý kỷ luật vì chậm tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập và chậm kê khai tài sản, thu nhập. Có 35 người đứng đầu bị kỷ luật (cả hành chính và hình sự) vì thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Bình Thuận, Bộ VH-TT&DL, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, TCty Hàng hải Việt Nam.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).