70 năm Hiến pháp Việt Nam: Dấu ấn tiến bộ của chủ nghĩa lập hiến

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
(PLO) - Trải qua 70 năm kể từ ngày Hiến pháp năm 1946 ra đời, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng khác nhau, Quốc hội (QH) nước ta đã ban hành nhiều bản hiến pháp trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm lập hiến và những giá trị chính trị, pháp lý của bản Hiến pháp đầu tiên. 

Cuối tuần qua, trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam (9/11/1946- 9/11/2016) và chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Văn phòng QH đã tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiến pháp Việt Nam”. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chủ trì Hội thảo.

Thể hiện tư tưởng pháp quyền vì nhân dân

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh, tại Kỳ họp đầu tiên của QH khóa I đã bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp và 8 tháng sau, vào ngày 9/11/1946, tại Kỳ họp thứ 2, QH khóa I đã thông qua bản Hiến pháp 1946, đặt nền tảng chính trị, pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam mới. Với ý nghĩa đó, ngày 9/11 hàng năm đã được QH ấn định là Ngày Pháp luật Việt Nam để kỷ niệm ngày ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên và để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Về nội dung, Hiến pháp 1946 thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã có nhiều ý kiến cho rằng Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách rất sâu sắc qua việc khẳng định “tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”, “những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”… “Rõ ràng, tư tưởng pháp quyền trong Hiến pháp 1946 là rất dân chủ, tiến bộ. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục kế thừa và phát huy những tư tưởng này như thế nào trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”- Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Theo ông Uông Chu Lưu, Hiến pháp 1946 đã tiếp thu có chọn lọc các hiến pháp dân chủ và tiến bộ của các nước, đồng thời đã Việt hóa một cách tối đa cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1946 là đề cao vai trò của nghị viện nhân dân, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước; đề cao tính độc lập của hệ thống tòa án - cơ quan tư pháp; phân quyền rõ nét và hợp lý cho chính quyền địa phương… Cho đến nay, những giá trị này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để phát huy trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính và xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

 “Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp 1946 về Nghị viện nhân dân cho thấy, mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan này vừa tiếp thu được các giá trị phổ biến của mô hình Nghị viện đang được tổ chức ở nhiều nước dân chủ trên thế giới vào thời điểm đó, vừa phù hợp với các điều kiện lịch sử đặc thù của chế độ dân chủ nhân dân lần đầu tiên được thiết lập ở nước ta”- PGS.TS Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH nhận định.

Hài hòa giữa tiến bộ văn minh phương Tây và điều kiện của  Việt Nam

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng lưu ý cần phải phân tích, làm rõ những giá trị của các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1946. Trong bản Hiến pháp này, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, cũng lần đầu tiên người dân Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập, có chủ quyền.

Có thể nói, đây là nội dung đã được nghiên cứu, tiếp thu tương đối nhiều trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2013, từ nội dung của từng quy định của Hiến pháp cho đến cấu trúc, vị trí của chương về quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp. Trong thời gian qua, QH cũng đã tích cực thể chế hóa các quy định của Hiến pháp trong các đạo luật quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Tuy nhiên, những bài học trong việc bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1946 và các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời kỳ từ năm 1946 đến năm 1960 vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, nhất là trong bối cảnh Nhà nước ta đang hướng tới việc xây dựng một Nhà nước kiến tạo để tạo điều kiện và khuyến khích người dân tự do phát huy năng lực sáng tạo, góp phần vào quá trình phát triển của đất nước.

Đánh giá Hiến pháp 1946 có nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lập hiến hơn cả, GS.TS Nguyễn Đăng Dung khẳng định đây là bản Hiến pháp có cách tiếp cận gần với quyền con người nhất. Theo đó, quyền công dân được Hiến pháp 1946 quy định ngay ở các chương đầu tiên, làm cơ sở cho việc quy định các chương khác. 

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Vũ Công Giao cho rằng, chế định này được xây dựng với cách tiếp cận cởi mở, tiến bộ, cập nhật với tư tưởng chung của nhân loại nhưng khoa học, chặt chẽ và mang tính thực tế cao. Từ cách tiếp cận, nội dung cho đến ngôn ngữ sử dụng trong việc hiến định các quyền công dân trong Hiến pháp 1946 cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị tiến bộ của văn minh phương Tây với những tư tưởng và điều kiện hoàn cảnh đặc thù của dân tộc Việt Nam ở thời kỳ đó. Những điều này góp phần khẳng định giá trị và tính độc đáo của Hiến pháp 1946 trong lịch sử lập hiến Việt Nam. 

Đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến đóng góp, trao đổi của các đại biểu, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết thời gian tới QH, các cơ quan hữu quan cần tiếp tục kế thừa phát triển các giá trị, nội dung của Hiến pháp 1946 vào hoạt động lập hiến, lập pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền; tổ chức thực hiên quyền lực nhân dân, quyền lực Nhà nước thực chất, khoa học, hiệu quả trên tinh thần phân công, phối hợp, kiểm soát để xây dựng Nhà nước kiến tạo phục vụ nhân dân. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013; đẩy mạnh triển khai thi hành Hiến pháp hiệu lực, hiệu quả để Hiến pháp thực sự đi vào cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.