7 nội dung quan trọng Đại hội Đảng bộ TP HCM cần thảo luận

7 nội dung quan trọng Đại hội Đảng bộ TP HCM cần thảo luận
(PLO) -Hôm nay, 14/10 Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM  chính thức khai mạc tại hội trường TP với sự tham gia của gần 450 đại biểu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và nhấn mạnh 7 nội dung để Đại hội thảo luận.

Tới dự Đại hội có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu cùng nhiều cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Bộ, ngành cấp trung ương.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Lê Hoàng Quân, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định trách nhiệm to lớn của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM trong việc tập trung trí tuệ, thảo luận và quyết định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ nhằm vượt qua thử thách, nắm bắt thời cơ, giữ gìn ổn định chính trị để phát triển mà trọng tâm là tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng. 
Ông Quân cũng nhấn mạnh Đại hội có trách nhiệm bầu những có đạo đức, có trí tuệ, có năng lực vào BCH nhiệm kỳ X.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải thay mặt Đoàn Chủ tịch báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Nghị quyết khóa IX (2010-2015) về những mặt đạt được, những tồn tại, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới. Báo cáo cũng đưa ra kiến nghị từ nay đến 2020, TP phải xây dựng Đảng bộ TP thật sự trong sạch vững mạnh, xây dựng con người tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện môi trường, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. 
Về kinh tế, xã hội, tiếp tục tăng trưởng GDP của TP.HCM lên 8-8,5%, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phát triển hệ thống y tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, khắc phục tình trạng quá tại tại các bệnh viên, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân…
Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải (trái) và Phó Bí thư thành ủy Võ Văn Thưởng (phải) đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị.
Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải (trái) và Phó Bí thư thành ủy Võ Văn Thưởng (phải) đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị.  
Báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế yếu kém trong 5 năm qua. Đó là tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu, chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng của TP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chậm đầu tư công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vận tải…
Chất lượng giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập và phát triển. Khoa học công nghệ chưa thực sự là động lực phát triển.6 chương trình đột phá có chương trình hiệu quả chưa cao, tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường chuyển biến chậm, tình trạng ngập nước gay gắt hơn.

Về công tác xây dựng Đảng, báo cáo cũng thừa nhận công tác đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, tình trạng quan liêu nhũng nhiễu vẫn còn.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm của cả nước. Thành công của Đại hội sẽ góp phần vào sự thành công chung của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XII.

5 năm qua trong bối cảnh tình hình có nhiều thời cơ thuận lợi song cũng có nhiều khó khăn thách thức, mà TP.HCM là địa bàn chịu tác động trực tiếp thường xuyên nhưng TP vẫn tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Nổi bật là vị trí vai trò đầu tàu về kinh tế với khu vực và cả nước tiếp tục được giữ vững và phát huy; huy động được nguồn lực xã hội lớn cho đầu tư phát triển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm thế trận lòng dân, góp phần vào sự ổn định của đất nước.

Những kết quả mà TP đạt được theo Tổng Bí thư là rất quan trọng.
 

Tổng Bí thư đánh giá, 5 năm tới, tình hình thế giới nhiều diễn biến phức tạp, đặt ra yêu cầu rất cao với đất nước và TP nói riêng.

Xây dựng TP.HCM sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang của đảng bộ và nhân dân TP.

Để thực hiện được mục tiêu đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh 7 nội dung để Đại hội thảo luận.

Một là, Đảng bộ và nhân dân TP cần nhận thức đầy đủ về vai trò đặc biệt quan trọng của TP.HCM. Đó là vị trí đầu tàu của cả khu vực và cả nước.

Hai là, trên cơ sở nhận thức đúng đó, cần huy động cao nhất các nguồn lực, tiềm năng để tạo đột phá trong phát triển kinh tế. TP có rất nhiều lợi thế, nhiều nguồn lực từ nhà nước, trong dân, từ liên kết vùng, hợp tác quốc tế, để thực hiện bằng được các mục tiêu ban đầu.

Ba là, làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là giao thông; kết nối vùng, tăng bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với bảo vệ môi trường. 

Bốn là, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững….

Năm là, giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở; chủ động ngăn chặn, ứng phó khôn khéo, kịp thời, không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống. Vì TP có vị trí đặc biệt, nếu có chuyện gì xảy ra sẽ ảnh hưởng đến cả nước, cả khu vực.

Sáu là, tăng cường công tác xây dựng Đảng bằng việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 nhằm tạo chuyển biến rõ rệt hơn; nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. Phải đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để giải quyết công việc sao cho thấu tình đạt lý.

Bảy là, phát huy dân chủ, khối đại đoàn kết toàn dân, đổi mới phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã hội, nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức. Làm tốt chính sách dân tộc tôn giáo.

Đại hội đã kết thúc chương trình làm việc buổi sáng, buổi chiều, đại hội sẽ họp tại Hội trường để nghe Đoàn Chủ tịch trình bày báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy khóa IX, sau đó sẽ tổ chức thảo luận tại các tổ về dự thảo các văn kiện trình đại hội XII của Đảng.

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.