28 năm nối nhịp cầu pháp luật…

28 năm về trước, ngày 10/7/1985, Báo Pháp luật Việt Nam “chào sân” bạn đọc cả nước với tên gọi “Pháp luật thường thức”, thỏa mãn nhu cầu thông tin - đặc biệt là thông tin về pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, chủng loại thông tin đặc biệt quan trọng mà ở thời điểm ấy, chưa có tờ báo nào đứng ra gánh vác, đảm đương.

Nền báo chí cách mạng Việt Nam đã có 88 năm lịch sử, không dài so với lịch sử báo chí thế giới nhưng lại có những bước tiến “đại nhảy vọt”, thực sự là một đội quân xung kích đầy sức mạnh trong toàn bộ tiến trình Cách mạng Việt Nam.
Báo PLVN trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của độc giả trên khắp mọi miền tổ quốc
Báo PLVN trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của độc giả trên khắp mọi miền tổ quốc

Trong nền báo chí cách mạng ấy, 28 năm về trước, ngày 10/7/1985, Báo Pháp luật Việt Nam “chào sân” bạn đọc cả nước với tên gọi “Pháp luật thường thức”, thỏa mãn nhu cầu thông tin - đặc biệt là thông tin về pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, chủng loại thông tin đặc biệt quan trọng mà ở thời điểm ấy, chưa có tờ báo nào đứng ra gánh vác, đảm đương.

Hai mươi tám năm xây dựng và trưởng thành, có thể nói, cũng là 28 năm Báo Pháp luật Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng sự nghiệp cải cách và phát triển nền Tư pháp Việt Nam. Bằng tấm lòng trong sáng, ngòi bút ngay thẳng, ý chí “Vì Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, mỗi bài báo, mỗi số báo Pháp luật Việt Nam ra đời đã làm tròn nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác công tác tư pháp, công tác xây dựng và thi hành pháp luật, giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật…; đồng thời, bắc nhịp cầu tin cậy giữa bạn đọc với các cơ quan chức năng, góp phần phản biện và hoàn thiện chính sách và thể chế, vừa giúp bạn đọc nâng cao tri thức pháp lý vừa tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng hàng triệu độc giả cả nước, nhưng với ý thức chính trị và trách nhiệm xã hội nặng nề của mình, Báo Pháp luật Việt Nam vẫn không ngừng trăn trở: Làm sao để pháp luật đến với người dân thuộc mọi trình độ, giai tầng trong xã hội? Viết báo thế nào để người dân đọc rồi tin tưởng, làm theo tư vấn của báo, hình thành ý thức bảo vệ và thượng tôn pháp luật. Người đọc đang cần gì, muốn đọc những ấn phẩm như thế nào, muốn hiểu biết pháp luật theo những cách thức nào thuận tiện nhất…? Hơn nữa, đời sống báo chí hiện đại cũng đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới: Nhiều hơn các phương tiện truyền tải thông tin; sự suy giảm, thay đổi thói quen đọc báo; sự cạnh tranh quyết liệt, mạnh mẽ hơn ngay trong chính các cơ quan báo chí…

MH
Các hãng luật, luật sư hàng đầu Việt Nam ký kết thỏa thuận đồng hành cùng báo PLVN

Tất cả đòi hỏi bản thân Báo Pháp luật Việt Nam phải “tự ngẫm lại mình, nhìn sang báo bạn” để có những giải pháp mới nhằm vừa đảm bảo được nhiệm vụ chính trị - xã hội của mình, vừa cân bằng được hiệu quả xuất bản và kinh tế báo chí. Từ mỗi phóng viên, cộng tác viên cho đến Tổng Biên tập đã có những chuỗi ngày tháng vất vả lăn lộn, ngược xuôi tìm hiểu, hỏi han, suy nghĩ, tranh luận và thậm chí cả…cãi vã để rồi liên tiếp cho ra đời những ấn phẩm mới toanh: Pháp luật & Thời đại, Câu chuyện Pháp luật, Xa lộ Pháp luật;  những chuyên đề Pháp luật hàng tuần, chuyên đề Doanh nhân & Pháp luật, Dân tộc & Miền núi, Pháp luật Việt Nam online. Tất cả nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin đa dạng thuộc nhiều trình độ khác nhau của độc giả, phong phú và sinh động hóa các kênh truyền tải kiến thức, tư duy pháp lý và các bài học pháp luật đến bạn đọc xa gần… Từ bác xe ôm, chị bán hàng tạp hóa cho đến hành khách ngồi đợi tàu xe ở các nhà ga, phòng chờ hay các công chức, chuyên gia thuộc đủ các cơ quan, tổ chức… tất cả đều có thể tìm thấy cho mình những kinh nghiệm hay, bài học quý, chút tư liệu độc đáo cùng những phút hòa mình vào hơi thở cuộc sống ngoài kia qua những trang báo Pháp luật Việt Nam thiết thực, ấm áp, tin cậy.

Ở tuổi 28, giai đoạn “tráng niên” - giai đoạn sung sức, giàu nhiệt huyết nhất với nhiều khát khao, kỳ vọng nhất, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp, được sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện của các ban ngành, cơ quan chức năng, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp cùng đông đảo bạn đọc, bạn viết cả nước, Báo Pháp luật Việt Nam thắp ngọn nến sinh nhật tuổi 28 cũng là thổi bùng lên nữa ngọn lửa nhiệt tình và trách nhiệm, sẵn sàng dấn thân và chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành cùng bạn đọc trong mỗi sớm mai thức dậy…

Tuổi 28 đương xuân phơi phới, chắc chắn Báo Pháp luật Việt Nam sẽ không phụ sự kỳ vọng, trông đợi mà độc giả đã tin tưởng dành cho những năm qua. Có niềm tin của bạn đọc, có sức trẻ của mình, Báo Pháp luật Việt Nam luôn sẵn sàng dấn thân cho những nhiệm vụ mới, mục tiêu mới, để vai trò, tiếng nói, vị thế ngành Tư pháp được khẳng định mạnh mẽ, ấn tượng hơn, góp phần gia cố vững chắc hơn tinh thần thượng tôn pháp luật, chung tay vì một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thịnh vượng, phát triển.

TS. Đào Văn Hội - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.