Kể chuyện trinh sát, nhập vai phá 2 “tổng kho” hàng lậu

Sau một thời gian dài theo dõi, lực lượng QLTT đã thu được nhiều hàng hóa vi phạm tại một kho hàng ở ICD Mỹ Đình
Sau một thời gian dài theo dõi, lực lượng QLTT đã thu được nhiều hàng hóa vi phạm tại một kho hàng ở ICD Mỹ Đình
(PLVN) - Liên tiếp trong khoảng 2 tuần, 2 “tổng kho” hàng lậu đã bị lực lượng Quản lý thị trường tiếp cận và thu giữ nhiều hàng hóa vi phạm. Để có chiến công này, lực lượng nói trên đã mất nhiều tháng trinh sát, hóa trang nhập vai tìm hiểu quy luật hoạt động của các đối tượng.

Theo dõi cả hoạt động offline và online

Những thông tin được ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) nêu tại Cuộc họp sơ kết hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã cho thấy mức độ “đồ sộ” của “tổng kho” hàng hóa hơn 10.000 m2 ở Lào Cai. Theo đó, chỉ trong vòng chưa đến 2 năm hoạt động, số tiền giao dịch qua tài khoản của chủ kho hàng đã lên tới trên 649 tỷ đồng.

Theo đại diện Tổng cục QLTT, sau 4 ngày đêm kiểm đếm, “tổng kho” này có 237 chủng loại hàng hóa với 158.014 đơn vị sản phẩm, gồm 151.326 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ (hàng lậu) và 6.688 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Trong kho còn có 811 mã đơn hàng đã được đóng gói chờ chuyển phát.

Ngoài lực lượng chức năng, Tổng cục QLTT còn phải thuê thêm 70 nhân công bốc xếp, khuân vác, phục vụ kiểm đếm. Toàn bộ số hàng được chất vào trong 34 container mới đủ chỗ để niêm phong.

Ông Minh cho biết, qua một nguồn tin, Tổng cục QLTT đã bắt đầu triển khai lực lượng nắm tình hình hoạt động của “tổng kho” này từ cuối năm 2019. Ngay từ ngày đầu phát hiện, 4 kiểm soát viên thị trường đã được phân công trinh sát, theo dõi hoạt động ở tổng kho, đồng thời theo dõi luôn các kênh bán hàng online liên quan.

Ngoài ra, Tổng cục QLTT cũng đề nghị sự hỗ trợ từ lực lượng công an để tiến hành các nghiệp vụ không thuộc thẩm quyền của QLTT. Sau khi theo dõi khoảng 3 tháng, lực lượng QLTT đã lên kế hoạch công phá “tổng kho” này nhưng do thời điểm đó vướng dịch Covid-19 nên phải dừng lại.

Sau khi các hoạt động sản xuất dần phục hồi khi Covid-19 bước đầu được kiểm soát, lực lượng này lại tiếp tục theo dõi hoạt động của “tổng kho” nói trên. Được biết, trước khi tiến hành tấn công vào kho hàng, lực lượng chức năng đã tiến hành đưa một số đội trinh sát từ Hà Nội đếnLào Cai trước để theo dõi và chuẩn bị “tấn công”, nhưng cũng phải mất 2 ngày thời cơ mới chín muồi.

Trinh sát hóa thân thành nhiều vai

Chỉ chưa đến 2 tuần phá kho hàng hơn 10.000m2 ở Lào Cai, lực lượng QLTT lại tiếp tục phá thêm một “tổng kho” lớn ở Thủ đô Hà Nội. Nói về nguyên nhân phát hiện ra kho hàng này (của Công ty Thuận Phong, chi nhánh Hà Nội), ông Nguyễn Đình Ngọ, kiểm soát viên Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) cho biết, sau khi nhận được sự chỉ đạo của Tổng cục QLTT và Cục QLTT của Hà Nội, Đội QLTT số 1 tiến hành rà soát các mục tiêu, các địa điểm của các công ty hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, đặc biệt lưu ý các công ty vận chuyển hàng hóa.

Đội QLTT số 1 nhận thấy có dấu hiệu Công ty Thuận Phong chi nhánh Hà Nội (địa điểm ở Cảng ICD Mỹ Đình), dưới vỏ bọc vận chuyển thư, chính là một kênh để lưu thông số lượng lớn hàng hóa chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Đội 1 đã lên kế hoạch, tập trung lực lượng và đưa ra quyết định cho 3 mũi trinh sát nắm tình hình trong khoảng hơn 1 tháng để nắm quy luật hoạt động của công ty này và lên kế hoạch kiểm tra kho hàng.

Theo đó, toàn đội (23 kiểm soát viên) chia nhau trực tại địa điểm để nắm rõ hàng ngày xe ra xe vào như thế nào. Trong quá trình theo dõi, lực lượng này phải hóa thành nhiều vai để có thể theo dõi một cách an toàn. Thậm chí, bảo vệ tại địa điểm này cũng nhận thấy “có sự bất thường” và ra chụp ảnh lại khi các kiểm soát viên đang hóa trang vào các vai đứng tại cổng cảng cạn.

Tuy nhiên, lực lượng kiểm soát viên của đội cũng không có biểu hiện gì, vẫn thực hiện đúng nhịp điệu công việc hàng ngày của mình. Cũng có một số người trong cảng có biểu hiện nghi ngờ, ra tận vị trí các kiểm soát đang “chốt” để… do thám.

Đến thời điểm này, số lượng hàng hóa ban đầu mới chỉ tạm kiểm đếm được khoảng hơn 100.000 đơn vị sản phẩm và 20 kiện hàng chưa gửi. Theo đại diện Đội QLTT số 1, hiện vẫn chưa kiểm kê hết số lượng hàng hóa trong kho nằm tại Cảng ICD Mỹ Đình do hàng hóa có nhiều sản phẩm vụn, nhỏ.

Đồng thời, các chủ hàng theo danh sách Công ty Thuận Phong cung cấp cũng chưa có liên hệ gì với Đội QLTT số 1 để chứng thực hàng hóa, trong khi danh sách chủ hàng mà Công ty cung cấp cũng không có địa chỉ và số điện thoại nên lực lượng QLTT không thể chủ động liên hệ.

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 2 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm hàng hóa nghi nhập lậu

Phát hiện 2 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm hàng hóa nghi nhập lậu

(PLVN) - Mới đây,  Đội Quản lý thị trường số 7 (Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn) đã chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Đọc thêm

Thu giữ 600 bao đường các loại không rõ chất lượng tại Bình Định

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang kiểm tra hàng hóa thực phẩm là đường kính các loại có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định và Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Ma túy - Công an huyện Phù Cát phát hiện , thu giữ 600 bao đường do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ liên quan.

Thu giữ 1.550 cái túi xách “made in China”, không có hóa đơn

Đội QLTT số 2 kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng phát hiện , thu giữ 1.550 cái túi xách do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Siêu thị Trung Vân, Nghệ An bán hàng giả mạo nhãn hiệu Gillete

Các sản phẩm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ tại Siêu thị Trung Vân.
(PLVN) -  Tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Hưng Yên: Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Kho hàng hóa của Công ty TNHH Thép không gỉ B.N.
(PLVN) - Ngày 28/3, Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phạt số tiền 50 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm hành chính là 3 tấn thép không gỉ dạng tấm.

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Kon Tum: Tiêu hủy hàng hóa, mỹ phẩm vi phạm hành chính bị tịch thu

Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tiêu hủy quần áo rằn ri tại Xí nghiệp May Kon Tum.
(PLVN) - Sáng 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tiến hành tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng với tổng giá trị hơn 72 triệu đồng.