'Chặn đường' bánh Trung thu 'tù mù'

Lực lượng QLTT Hà Nội phối hợp Cảnh sát Môi trường kiểm tra liên tục mặt hàng bánh trung thu.
Lực lượng QLTT Hà Nội phối hợp Cảnh sát Môi trường kiểm tra liên tục mặt hàng bánh trung thu.
(PLVN) - Mặc dù chưa đến cao điểm tiêu thụ mặt hàng bánh trung thu nhưng lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã phát hiện và chặn đường đi của nhiều tấn bánh không rõ nguồn gốc, nhập ngoại.

“Soi” kĩ bánh giá rẻ và nguyên liệu đầu vào  

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thị trường phục vụ bánh trung thu năm nay đến muộn hơn khoảng một tháng so với các năm trước. Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cũng vừa có Công văn gửi Cục QLTT các tỉnh, thành yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu 2020.

Cơ quan này lưu ý, trong thời điểm hiện nay (trước mùa Trung thu), toàn lực lượng phải kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu làm bánh như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, nước đường, trứng muối... để kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn được phân công quản lý. Đặc biệt lưu ý việc kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh quy mô lớn, đầu mối cung cấp, địa điểm tập kết nguồn hàng. 

Riêng các Cục QLTT các tỉnh, thành khu vực biên giới và dọc theo tuyến vận chuyến từ biên giới vào nội địa phải có phương án kiểm tra đột xuất, ngăn chặn và xử lý vi phạm về vận chuyển, kinh doanh các loại nhân bánh làm sẵn, bánh trung thu giá rẻ, bánh nghi ngờ có nguồn gốc từ nước ngoài nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm; Tăng cường quản lý địa bàn, lập danh sách các cơ sở sản xuất bánh trung thu và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra điều kiện chung về an toàn thực phẩm như điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, nhà xưởng, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, đặc biệt là các cơ sở sản xuất tự phát, hoạt động không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất.

Quá trình xây dựng kế hoạch cần trao đổi thông tin và chủ động phối hợp với Sở Công Thương và các ngành có liên quan để tránh việc kiểm tra chồng chéo, trùng lắp.

Đầu mùa, thu giữ và tiêu hủy hàng tấn bánh “tù mù”

Dù mới đầu mùa nhưng lực lượng QLTT các địa phương đã liên tiếp thông tin về những vụ thu giữ số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, đáng kể nhất là bánh có nguồn gốc “ngoại”, thẩm lậu vào thị trường nội địa từ các tỉnh, thành có biên giới ở phía Bắc. 

Cụ thể, lực lượng QLTT Hà Nội phối hợp Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Hà Nội phát hiện hai điểm tập kết kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kiểm đếm tại những địa điểm này, lực lượng chức năng thu giữ được hơn 13.000 bánh trung thu và một số loại bánh khác do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng tứ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 

Trong quá trình làm việc, chủ của những điểm này đều cho biết, số hàng hóa trên được thu gom, mua trôi nổi trên thị trường tại khu vực cửa khẩu phía Bắc, sau đó tập kết tại Hà Nội để bán cho các “mối buôn”.

Vụ việc lớn nhất tính đến thời điểm này là việc Đội QLTT số 13 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an Hà Nội) chặn đứng vụ vận chuyển hàng tấn bánh kẹo, trà sữa phục vụ Trung thu. Theo đó, lực lượng chức năng đã khám một chiếc xe ô tô, đang dừng đỗ tại chân cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) và thu giữ được 1.443 hộp bánh các loại (bánh Trung thu, bánh ngọt, bánh quy) và 1.118 hộp trà hoa quả uống liền. Toàn bộ số hàng hóa này đều do nước ngoài sản xuất và không có bất cứ giấy tờ của cơ quan quản lý chuyên ngành chứng minh đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Ở địa bàn miền Trung, Cục QLTT Nghệ An cũng đã có quyết định tiêu hủy 6.200 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ và xử phạt gần 30 triệu đồng đối với đối tượng kinh doanh số hàng này. Đây là số lượng bánh trung thu lớn đầu tiên được tiêu hủy trong mùa bánh trung thu năm 2020. Theo đại diện Cục QLTT tỉnh này, toàn bộ 6.200 bánh trung thu thu giữ được đã được Đội QLTT Số 1 phối hợp cùng với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy tại Khu vực xử lý rác thải thuộc xóm 9, xã Diễn Lợi, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 

Ngoài ra, các Cục QLTT địa phương đều thông tin cho biết, thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục QLTT về tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Trung thu 2020, các Cục sẽ chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu làm bánh trung thu để kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, vận chuyển bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo một mùa Trung thu an toàn cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 2 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm hàng hóa nghi nhập lậu

Phát hiện 2 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm hàng hóa nghi nhập lậu

(PLVN) - Mới đây,  Đội Quản lý thị trường số 7 (Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn) đã chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Đọc thêm

Thu giữ 600 bao đường các loại không rõ chất lượng tại Bình Định

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang kiểm tra hàng hóa thực phẩm là đường kính các loại có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định và Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Ma túy - Công an huyện Phù Cát phát hiện , thu giữ 600 bao đường do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ liên quan.

Thu giữ 1.550 cái túi xách “made in China”, không có hóa đơn

Đội QLTT số 2 kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng phát hiện , thu giữ 1.550 cái túi xách do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Siêu thị Trung Vân, Nghệ An bán hàng giả mạo nhãn hiệu Gillete

Các sản phẩm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ tại Siêu thị Trung Vân.
(PLVN) -  Tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Hưng Yên: Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Kho hàng hóa của Công ty TNHH Thép không gỉ B.N.
(PLVN) - Ngày 28/3, Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phạt số tiền 50 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm hành chính là 3 tấn thép không gỉ dạng tấm.

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Kon Tum: Tiêu hủy hàng hóa, mỹ phẩm vi phạm hành chính bị tịch thu

Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tiêu hủy quần áo rằn ri tại Xí nghiệp May Kon Tum.
(PLVN) - Sáng 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tiến hành tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng với tổng giá trị hơn 72 triệu đồng.