Trà Phương tự – Thiền môn ngàn tuổi nơi đất Cảng

Chùa Trà Phương.
Chùa Trà Phương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Sen hồng ngào ngạt thơm hương/ Không bằng con gái Trà Phương ngắm nhìn” là những câu thơ khi người ta nhắc đến mảnh đất Trà Phương – nơi có ngôi chùa cổ mang đậm những dấu tích cổ kinh có giá trị lớn về văn hóa, kiến trúc và lịch sử…

Dấu ấn kiến trúc Việt cổ 

Chùa Trà Phương hay còn được gọi là chùa Bà Đanh, tên chữ Thiên Phúc tự là ngôi chùa có lịch sử lâu đời tọa tại làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Theo UBND xã Thụy Hương, chùa Trà Phương được xây dựng từ thời Lý, khoảng đầu thế kỷ XI (1010 - 1020) và được trùng tu tôn tạo vào thế kỷ XVI đời nhà Mạc.

  Vào thời Lý, ngôi chùa được xây dựng trên một gò đất cao có nhiều cây cối, xa xóm làng nên được gọi là Bà Đanh tự, cách núi Chè  gần 1km về phía đông. Trên văn bia còn ghi lại: “Tu tạo Bà Đanh tự” khắc năm 1562 thời Mạc Mậu Hợp sơ niên 1562, thời điểm này đã ghi rõ đây là đợt trùng tu rất quy mô, khiến cho chùa Trà Phương thành trung tâm Phật giáo lớn vùng Duyên hải.

Theo văn bia, ngôi chùa đã được di chuyển về vị trí mới cách nền cũ khoảng 200m, với nhiều tòa ngang dãy dọc hoành tráng, góp phần quan trọng trong việc chấn hưng và phát triển đạo Phật mấy tỉnh xứ Đông (vùng Hải Dương, Hải Phòng bây giờ). 

Chùa Trà Phương đã được chứng nhận là Di tích cấp quốc gia.
Chùa Trà Phương đã được chứng nhận là Di tích cấp quốc gia. 

Chùa Trà Phương được ví như danh lam thắng cảnh thời bấy giờ nên nơi này từng được quốc sư về thuyết pháp, giảng kinh. Sau khi nhà Mạc thất bại, quan quân Lê - Trịnh đã san bằng vùng đất Dương Kinh, tàn phá nặng nề nhiều công trình kiến trúc mang dấu ấn triều đại trước, trong đó có chùa Trà Phương đã trở thành phế tích.

Đến thời nhà Nguyễn, chùa Trà Phương được trùng tu lại nên hiện nay mang đậm nét kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Đến năm 2007, chùa Trà Phương đã được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch cấp bằng Chứng nhận là di tích cấp quốc gia.

Tượng bạch ngọc Thái tổ Mạc Đăng Dung.
Tượng bạch ngọc Thái tổ Mạc Đăng Dung.  

Trải qua những biến thiên, thăng trầm của thời gian, thời cuộc, ngôi chùa vẫn còn nguyên giá trị. Chùa Trà Phương được xây theo kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian nhà tiền đường, 3 gian hậu cung. Chính điện là nơi thờ phật, tiền đường thờ vua Mạc Đăng Dung và hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.

Bên ngoài là cổng Nhất môn với hai tầng mái; nhà bia với đầm sen rộng tượng trưng cho đức hạnh, lối sống của người tu hành. Hai bên thành bậc của nhà bia là đôi sấu đá được tạo dáng theo lối tượng tròn, một trong những sản phẩm nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa Mạc thế kỷ XVI còn lại hiện nay ở Hải Phòng.

Trong chùa hiện có năm bệ tượng phật, trong đó, 3 bệ tượng đặt tượng Tam thế và hai bệ đặt tượng A di đà. Theo các nhà sử học, các pho tượng này có từ đời nhà Mạc, phản ánh tài năng sáng tạo tuyệt vời của những người thợ thủ công thời đó. Vết tích cổ nhất trong ngôi chùa Trà Phương là chân cột bằng đá tảng xanh, được chạm khắc hoa sen rất tinh xảo thể hiện rõ phong cách nghệ thuật kiến trúc tôn giáo thời Lý.

“Cổ trai đế vương - Trà Phương công chúa”

Đi qua nhiều thăng trầm của thời gian, hiện nay, chùa Trà Phương còn lưu giữ được nhiều di vật mang phong cách nghệ thuật thời Lý và thời Mạc. Trong số những di vật này là tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Đây là hai bảo vật được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia ngày 31/12/2020.

Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung được làm từ đá vôi, có chiều cao 63cm, ngang 37cm. Tượng có khuôn mặt bầu trái xoan, mặc áo bào, đội mũ trụ đứng, đỉnh bằng thể hiện sự uy quyền. Trên áo có chạm hình rồng trong thế cuộn tròn, mang đặc trưng rồng thời Mạc. Phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (là người làng Trà Phương và là chính thất của Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung) được làm từ chất liệu đá vôi, tượng có chiều cao 56cm, vai ngang 23cm. Tượng được tạc hõm sâu vào đá nguyên khối. Phía ngoài phiến đá tạo tác kiểu văn bia, chạm khắc biểu tượng bông sen 16 cánh đơn… 

Tượng thờ trong chùa Trà Phương.
Tượng thờ trong chùa Trà Phương.  

Ngôi làng Trà Phương gắn liền với Vương triều nhà Mạc giai đoạn 1527 –1593. Bao thế hệ người làng nơi đây luôn tự hào về vị Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn - người con gái Trà Phương đẹp người đẹp nết đã trở thành vợ vua Mạc Đăng Dung.

Đến nay, lịch sử vẫn lưu truyền về Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn không chỉ nổi tiếng về nhan sắc mà còn cả về đức độ. Bà là một nhân vật đặc biệt trong suốt 65 năm trị vì của nhà Mạc ở Thăng Long. Với quê hương, Bà truyền cho dân lễ minh thệ, để chống trộm cắp, tham nhũng; giúp dân làng Trà Phương mở mang đất đai, sinh cơ, lập nghiệp. Người dân địa phương đến ngày nay vẫn còn truyền tụng câu ca “Cổ Trai đế vương - Trà Phương công chúa” để nói về công ơn của đức vua và hoàng hậu nhà Mạc…

Bức phù điêu chân dung Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.
Bức phù điêu chân dung Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. 

Trà Phương ngày nay vẫn là vùng đất ngoại ô yên bình của thành phố Cảng, nhưng nơi đây cũng đã ghi dấu ấn về những mốc son trong lịch sử của cha ông để lại. Mảnh đất này cũng đã thấm máu của 17 cán bộ chiến sĩ Công an xung phong trong trận càn của giặc Pháp vào cuối năm 1947.

Không chỉ vậy, Trà Phương cũng đã chứng kiến đội dân quân tự vệ trên núi Chè bắn rơi máy bay AD6 của Mỹ trong kháng chiến chống Mỹ, ghi thêm dấu ấn trong dòng chảy lịch sử hào hùng của người TP Cảng.  

Cùng với những biến cố thăng trầm của lịch sử, bị tàn phá khắc nghiệt bởi các cuộc chiến tranh lớn của dân tộc, hiện nay, ngôi Chùa cổ Trà Phương đã bị xuống cấp, hư hại nhiều, đang chờ được trùng tu, tôn tạo. Trưởng làng văn hóa thôn Trà Phương Nguyễn Văn Kiệm chia sẻ, đầu năm 2021, Ban quản lý di tích chùa Trà Phương đã có kế hoạch cùng với chính quyền địa phương tiến hành cải tạo, trùng tu lại ngôi chùa với quy mô lớn, việc trùng tu vẫn đảm bảo đúng kiến trúc của một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lý. Người dân nơi đây luôn mong muốn được bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng của ngôi chùa Trà Phương cổ tự có từ ngàn đời nay…

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.