TP.Hồ Chí Minh dán nhãn cho bún

Bún, bánh tươi sản xuất từ gạo kinh doanh trên địa bàn TP.HCM tới đây sẽ phải đóng gói, dán nhãn, ghi thời hạn sử dụng... Thế nhưng, khi những kẻ vì lợi nhuận đang tâm đầu độc cộng đồng vẫn chưa bị bỏ tù thì người kinh doanh lương thiện, có làm cách mấy cũng khó mà lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng.

Bún, bánh tươi sản xuất từ gạo kinh doanh trên địa bàn TP.HCM tới đây sẽ phải đóng gói, dán nhãn, ghi thời hạn sử dụng... Thế nhưng, khi những kẻ vì lợi nhuận đang tâm đầu độc cộng đồng vẫn chưa bị bỏ tù thì người kinh doanh lương thiện, có làm cách mấy cũng khó mà lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn Internet

Phát biểu tại hội  nghị triển khai các quy định về an toàn thực phẩm đối với ngành sản xuất, kinh doanh bún và bánh tươi trên địa bàn TP.HCM tổ chức hôm  29/7, bà  Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, TP.HCM hiện có 201 cơ sở sản xuất bún, bánh tươi từ nguyên liệu bằng gạo.

Từ đầu năm, ngành Công Thương TP.HCM đã xử lý 17 trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt 235 triệu đồng, 9 vụ còn tiếp tục xác minh để xử lý. Ngành Công Thương thành phố cũng đã lấy 33 mẫu bánh bún tươi để kiểm nghiệm, có 19 mẫu âm tính với hóa chất độc hại, các mẫu còn lại còn chờ kết qủa. Từ nay đến ngày 10/8, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra 100% cơ sở sản xuất bún, bánh tươi và sẽ xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.

Bà Đào khẳng định, sắp tới sẽ quy định bún, bánh tươi sản xuất từ gạo kinh doanh trên địa bàn TP.HCM phải đóng gói, dán nhãn, ghi thời hạn sử dụng để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch phục vụ cho người dân.

Bà Bùi Hạnh Thu, Phó tổng giám đốc Saigon Coop cho biết, từ đầu năm đến nay Coop mart đã lấy 3.666 mẫu thực phẩm, trong đó có bún, bánh tươi làm từ gạo đem đi kiểm nghiệm để xác định chất lượng và an toàn thực phẩm. Hoạt động này sẽ được triển khai  chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Để thực phẩm an toàn vệ sinh, sự trung thực trong sản xuất kinh doanh là quan trọng nhất, bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong khâu kiểm tra, kiểm soát là rất cần thiết. Tại hội nghị, đại diện Saigon Coop,  nhà sản xuất bún Cát Tường và Bàu Cát; đại diện Big C và nhà sản xuất bún Trung Kiên  đã ký cam kết sản xuất và cung ứng sản phẩm sạch để cung cấp cho người tiêu dùng.   

Tẩy cháy món truyền thống vì “ăn bún ung thư”

Thông tin về việc cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các vụ sản xuất, kinh doanh các loại bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh cuốn, bánh ướt chứa chất Tinopal (chất tẩy trắng) có khả năng gây ung thư đã khiến người tiêu dùng “tẩy chay” với loại thực phẩm quen thuộc này.

Ông Trần Bá Thi, chủ một lò bún sản xuất theo phương pháp truyền thống ở quận Tân Phú cho biết, số lượng bún sản xuất hiện đã giảm 30% so với một tuần trước đây. Bà Hoàng Thị Minh, chủ quán phở bò  đường Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú kể, hiện tại mỗi ngày bán giảm khoảng 25 tô phở, trong đó đa phần là khách quen của quán. 

Trước đó, kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tiêu dùng (CESCON) thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thực hiện trên 30 mẫu khảo sát của 6 loại thực phẩm (gồm bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt) mua tại 3 siêu thị và 5 chợ trên địa bàn TP.HCM, cho thấy,  không có mẫu nào chứa hàn the nhưng có đến 5/6 loại thực phẩm với tổng số 24/30 mẫu khảo sát có chứa tinopal. Đặc biệt, kết qủa này còn chỉ ra, 6/8 mẫu lấy ở 3 siêu thị có chứa chất Tinopal.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM cho biết, tinopal là tên gọi của một hợp chất hóa học và có nhiều loại tinopal trên thị trường, chất này thường sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, gỗ… Tinopal có chức năng phát quang, người sản xuất bún sử dụng để làm bún trắng sáng, không phải là chất làm trắng bún. Ngoài tinopal, theo giáo sư Sơn,  trong một số mẫu bún, bánh sản xuất từ gạo còn phát hiện chứa một số chất như sodium sufite (Na2 SO3), sodium benzoate, axic oxalic và formoldehyde, không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Một số cơ sở sản xuất bún bẩn đã bị xử phạt. Có thể điểm qua như: giữa tháng 7/2013, cơ quan chúc năng tỉnh Tây Ninh xử phạt ông Trần Văn Cương, chủ cơ sở sản xuất bún tại phường 4, thị xã Tây Ninh  87,5 triệu đồng; xử phạt ông Võ Văn Ánh, chủ cơ sở sản xuất bún tại phường 4, thị xã Tây Ninh 54 triệu đồng…

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng cho rằng,  với hành vi dùng chất độc để sản xuất bún, bánh phở, gây hại đến sinh mạng con người mà chỉ phạt bấy nhiêu là chưa thỏa đáng, không đủ sức răn đe. Vì vậy, kiến nghị cần xử lý hình sự, bên cạnh việc dán nhãn cho bún cần dán án tù cho người đang tâm đầu độc cộng đồng.

Mị Na

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.