Vì sao nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp Lâm Đồng bị khởi tố?

Máu rừng vẫn đổ ở Lâm Đồng
Máu rừng vẫn đổ ở Lâm Đồng
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Minh - nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cùng 2 cán bộ cấp dưới về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý rừng".  

Cơ quan điều tra xác định, ông Lê Văn Minh - nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định cấp phép khai thác tận thu lâm sản trong khi chủ đầu tư chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa đúng với các quy định khác của pháp luật. Trong khi đó, cán bộ thuộc quyền phải chịu trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất.

Khởi tố nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT 

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng vừa ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can trong vụ khai thác rừng trái pháp luật để trồng cao su tại huyện Bảo Lâm. Vụ án này xảy ra tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lộc Bắc (gọi tắt Công ty Lộc Bắc, trụ sở tại xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) từ năm 2016.

Đến đầu năm 2017, Bộ Công an đã chuyển giao tin báo về tội phạm vi phạm quy định về quản lý rừng này cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng để điều tra, xác minh. Các bị can bị khởi tố, gồm: Lê Văn Minh - nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng; Lê Quang Nghiệp - nguyên Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng, hiện là Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng; Mai Hữu Chanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Cty Lộc Bắc. Các bị can này bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý rừng” quy định tại Khoản 3 Điều 233 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định nói trên đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn.

Sự buông lỏng quản lý khiến rừng Lâm Đồng bị tàn phá
 Sự buông lỏng quản lý khiến rừng Lâm Đồng bị tàn phá 

Kết quả điều tra bước đầu của cơ quan điều tra xác định, ông Nghiệp khi còn giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng biết rõ trong hồ sơ chuyển đổi dự án rừng tự nhiên nghèo sang trồng cao su tại một phần tiểu khu 398, 418, 419 xã Lộc Bảo của Cty Lộc Bắc chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa đúng với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, ông Nghiệp vẫn tham mưu cho ông Minh khi đó là Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng ký quyết định cấp phép khai thác tận thu lâm sản đợt 4 vào ngày 1/4/2016, cho phép Cty Lộc Bắc khai thác lâm sản trái pháp luật tại 3 tiểu khu nói trên với diện tích gần 75,8ha, trữ lượng gỗ trên 3.509m3.

Những hành vi này đã vi phạm Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2009 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp; vi phạm Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ, quy định về quy hoạch bảo vệ rừng, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và bảo vệ môi trường; vi phạm Quy định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 1/6/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về công tác trồng và bảo vệ rừng.

Những vi phạm này đã dẫn đến hậu quả rừng tự nhiên nghèo chuyển sang trồng cao su trái pháp luật với diện tích gần 75,8ha và cấp phép khai thác lâm sản trái pháp luật với tổng trữ lượng gỗ trên 3.509m3. Được biết, từ năm 2013 đến tháng 4/2016, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã có 4 đợt cấp phép khai thác tận thu lâm sản trên diện tích rừng tự nhiên nghèo sang trồng cao su cho Cty Lộc Bắc. Tổng diện tích được cấp phép khai thác là trên 200ha rừng với tổng sản lượng gỗ gần 15.000m3.

Các đợt cấp phép của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho Cty Lộc Bắc là các quyết định, gồm: Quyết định số 914/ QĐ-SNN ngày 27/6/2013; Quyết định số 1045/QĐ-SNN ngày 20/8/2013; Quyết định số 148/QĐ-SNN ngày 22/2/2016; Quyết định số 247/QĐSNN ngày 1/4/2016. Sau mỗi đợt được Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cấp phép, Công ty Lộc Bắc liên kết với Công ty TNHH Thành Chí khai thác tận thu lâm sản để trồng cao su. Trong đó, có nhiều diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ rất lớn.

Rừng vẫn “chảy máu”

Trên đây là vụ việc người đứng đầu ngành chức năng quản lý rừng và bảo vệ rừng vi phạm quy định về quản lý rừng. Tất nhiên, rồi đây những bị can nói trên sẽ trả giá cho hành vi sai phạm của mình theo quy định của pháp luật. Còn nói về tàn phá rừng, mỗi năm, tỉnh Lâm Đồng có hàng trăm vụ phá rừng. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2019, lực lượng phối hợp trong tỉnh Lâm Đồng đã tuần tra phát hiện, lập biên bản 735 vụ xâm hại rừng trên địa bàn. Trong đó, đối tượng vi phạm đã xác định 384 vụ, chưa xác định 351 vụ. Tổng diện tích rừng bị phá gần 57,4ha, lâm sản thiệt hại hơn 3.800m3.

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hành chính 611 vụ, xử lý hình sự 58 vụ, tịch thu gần 919m3 gỗ tròn, xẻ các loại, thu nộp ngân sách gần 4,7 tỷ đồng. Qua phân loại, có 49 vụ vi phạm có tính chất phức tạp, tăng 14 vụ so với năm 2018.

Năm 2019, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý hình sự một số vụ phá rừng có tính chất nghiêm trọng. Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành chỉ thị giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng về các địa phương nhằm giảm thiểu tối đa việc xâm hại vào đất rừng. Mục tiêu là đảm bảo độ che phủ, góp phần đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thế nhưng, dù chính quyền và Tỉnh ủy Lâm Đồng đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhưng tình trạng phá rừng vẫn tiếp diễn. Mới đây, lực lượng bảo vệ rừng đã phát hiện hàng trăm cây thông 3 lá tại xã Phi Liêng (huyện Đam Rông) đã bị triệt hạ để lấy đất sản xuất.

Ngay sau đó, vào ngày 26/2, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản yêu cầu UBND huyện Đam Rông chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung, kiểm tra, xác minh làm rõ đối tượng vi phạm, lập hồ sơ xử lý nghiêm; kiên quyết không để đối tượng vi phạm sử dụng, mua bán, sang nhượng diện tích đất lâm nghiệp do phá rừng, lấn chiếm trái phép.

Sau khi vào cuộc điều tra, Công an huyện Đam Rông cho biết, vị trí rừng bị phá, lấn chiếm đất trái phép nằm giữa hai quả đồi sát quốc lộ 27 (đoạn qua thôn Đồng Tâm, xã Phi Liêng) huyện Đam Rông. Đây là khu vực rừng sản xuất, chủ yếu là trồng thông từ năm 1997 và có đan xen với đất sản xuất nông nghiệp của 9 hộ dân. Kết quả kiểm tra, xác minh của Công an huyện Đam Rông cho thấy, tổng diện tích rừng bị phá khoảng 0,8ha, với lượng lâm sản bị thiệt hại là 60m3 gỗ.

Thủ đoạn tàn độc đổ thuốc độc, ken gốc "bức tử" cây rừng

Việc phá rừng được các đối tượng thực hiện kéo dài từ năm 2017 đến nay theo hình thức “gặm nhấm”, đổ thuốc độc hoặc ken gốc cho cây chết từ từ, hoặc chặt hạ rồi đốt cháy. Cơ quan chức năng huyện Đam Rông đã lập biên bản, xử lý 7 vụ vi phạm có liên quan đến phá rừng và lấn chiếm đất rừng trong khu vực này.

Tại thời điểm kiểm tra, khu vực này không còn lâm sản, chỉ còn lại một số cây thông bị đốt cháy nham nhở. Lãnh đạo Công an huyện Đam Rông cho biết, các diện tích rừng bị phá hầu hết đã được kiểm tra, lập biên bản và đã có những vụ xử lý được đối tượng. Tuy nhiên, do diện tích rừng bị phá và lấn chiếm mỗi lần chưa đủ mức để xử lý hình sự nên đơn vị đã đề nghị các cơ quan chức năng tham mưu UBND huyện Đam Rông tiến hành giải tỏa toàn bộ diện tích này, sau đó trồng lại rừng.

Tình trạng phá rừng vẫn là thực tế dai dẳng ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung. Tình trạng này đang tác động rất lớn đến biến đổi khí hậu, gia tăng lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và nguy cơ sa mạc hóa trên địa bàn.

Thực trạng của những vụ phá rừng trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian qua đang diễn biến phức tạp cả về tính chất, quy mô, mức độ vi phạm. Đồng thời, cũng đang bộc lộ nhiều bất cập trong hệ thống tổ chức và trách nhiệm của những đơn vị được Nhà nước giao quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Nếu chính quyền, các cơ quan chức năng không có những biện pháp mạnh, những quyết sách mới về công tác quản lý, bảo vệ rừng thì rừng sẽ tiếp tục bị tàn phá.

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...