Những ý tưởng độc đáo tại LA Auto Show

(AutoNet) - Tại Los Angeles Design Challenge 2006 năm nay có thể thấy được những ý tưởng độc đáo và công nghệ mang tính đột phá cho xe hơi trong tương lai không xa.

Một sự kiện thu hút sự quan tâm của giới thiết kế đó là Los Angeles Design Challenge, cuộc thi thiết kế xe hơi được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm xe hơi quốc tế Los Angeles Auto Show.

Los Angeles Design Challenge được khởi xướng từ năm 2005 và là một sự kiện thường niên bên lề LA Auto Show. Đây là sân chơi cho các studio thiết kế lớn trên thế giới nhất là tại California, nơi được mệnh danh là kinh đô thiết kế xe hơi với nhiều studio của Mercedes-Benz, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, Toyota…

Tại Los Angeles Design Challenge 2006 năm nay có thể thấy được những ý tưởng độc đáo và công nghệ mang tính đột phá cho xe hơi trong tương lai không xa. Chủ đề được các studio triệt để khai thác đó là xe hơi thân thiện với môi trường, khả năng tái chế và công nghệ động cơ. Giải thưởng Los Angeles Design Challenge 2006 đã được trao cho chiếc Hummer 02 của GM.

Hummer_O2.jpg

Hummer 02 đã trình diễn một sự sáng tạo đặc biệt, đưa ra một khái niệm mới cho xe hơi sinh học. Xe hơi trong tương lai không còn là một cỗ máy cơ khí thông thường nữa mà nó đã mang một sức sống thực sự. Nó giống như một mầm sống đang sinh sôi với khả năng tạo ra Oxy nhờ quá trình quang hợp. Ngay lập tức mẫu thiết kế này đã giành vị trí số một của cuộc thi này. Đây là lần thứ hai GM đạt giải nhất tại LA Design Challenge, năm ngoái hãng cũng đạt giải nhất với chiếc PAD concept.

Một số mẫu xe đáng chú ý khác

Acura - FCX 2020 Le Mans

Thiết kế: Leon Paz, Joe deNatale và David Cheng

Acura_FCX.jpg

Được thiết kế nhằm hướng đến mục tiêu về vật liệu và công nghệ năng lượng sạch trong tương lai. Với cấu trúc nano và khối fuel-cell gọn có thể làm cho chiếc xe này trở thành hiện thực trong nay mai. Những vật liệu mới có trọng lượng siêu nhẹ hoàn toàn có thể tái chế 100%. Khối pin nhiên liệu fuel-cell tiên tiến như một lời cam kết của Acura đối với môi trường.

Audi - Dynamic Space Frame

Thiết kế: Hans Chou, Toby Gillies, Tony Liu, Sabine Lapine, Jae Min, Heather Shaw, Mattijs van Tuijl.

Audi_Dynamic.jpg

Đây là câu trả lời của Audi cho yêu cầu xe hơi năm 2015 nhờ sử dụng vật liệu cải tiến và phương pháp chế tạo mới. Công nghệ này mang đến những tiện lợi lớn như tích hợp đường điện bằng chất lỏng bên trong khung xe, các bộ phận của hệ thống treo và thân xe rỗng bên trong bổ xung chất dẫn điện lỏng…. Chiếc Dynamic Space Frame concept cũng là mọt cuộc cách mạng mới trong thiết kế xe hơi với khả năng tái chế cao.

Honda – Extreme

Thiết kế: Nicholas David, Daniel Talbert và David Cheng

Honda_Extreme.jpg

Honda Extreme là chiếc concept cũng có khả năng tái chế hoàn toàn. Chiếc xe bao gồm chassis có cấu trúc tổ ong được chế tạo bằng Polycarbonate phù hợp với nhiều phong cách thân xe khác nhau nhằm đáp ứng cho mọi phong cách sống.

Kia – Sandstorm

Thiết kế: Marc Mainville

Kia_Sandstorm.jpg

Chiếc xe này mang một khối pin NiMH có khả năng tái chế và nó chính là một người bạn của môi trường. Ngoài ra Sandstorm có hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời để dành cho các hoạt động khác nhau. 

 Mercedes-Benz RECY

Thiết kế: Andre Frey, Gorden Wagener, Nick Garfias, Jeffrey Aneiros và Christopher Rhoades.

Mercedes_Benz.jpg



Gỗ, nhôm, kính và cao su được kết hợp với nhau tạo ra sự hoàn hảo đến không ngờ và trở thành điểm đặc biệt trên Mercedes-Benz RECY, một sáng tạo cho những chiếc roadster California. Lắp động cơ bốn xi-lanh Bluetec bio-diesel và thiết kế mui trần cao cấp phù hợp hơn với lối sống và thời tiết tại Nam Cali. RECY có khung dạng ống độ cứng cao, gỗ đánh bóng, hành khách và lái xe được bảo vệ an toàn tối đa.
 

Mini Biomoke

Thiết kế: Gary Shiu

MINI_Bimoke_Front.jpg

Các bộ phận của Mini Biomoke sẽ tự phân hủy sau vòng đời 5 năm. Thân xe theo cấu trúc lớp của Biomoke chính là những mầm cây và nó sẽ có vòng đời trong thời gian 5 năm theo xe. Cơ cấu cơ khí sẽ biến thành phân để nuôi trồng cấy cối mà nó mang trong mình. Mini Biomoke lại là một ý tưởng mới cho xe hơi thân thiện với môi trường và khả năng tái chế đặc biệt.

TOYOTA - RLV

Thiết kế: Kevin J. Chun

Toyota_RLV.jpg

Dân số ở Los Angeles tăng nhanh và ngày càng nhiều xe hơi xuất hiện trên đường phố, điều kiện giao thông ở khu vực Los Angeles sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vấn đề giao thông này là trọng tâm chính của Toyota RLV (Renewable Lifestyle Vehicle) cho năm 2015. RLV là chiếc xe hai chỗ ngồi có thân bằng nhôm trọng lượng nhẹ và có thể gập lại được và hệ truyền động có thể tách nhỏ. Nhiều loại vật liệu tự nhiên khác cũng được có mặt trên RLV với khả năng tái chế cao và thân thiện với môi trường.

VW – Nanospyder 

Thiết kế: Patrick Faulwetter, Daniel Simon và Ian Hunter

Volkswagen_Nanospyder.jpg

Trong năm 2015, chính phủ sẽ yêu cầu những chiếc xe hơi cần phải có khả năng tái chế 100%. Thêm vào đó, để giữ cho những tính năng an toàn cao nhất, chiếc xe phải có vòng đời tối đa 5 năm.

Volkswagen đáp ứng các yêu cầu đó bằng chiếc Nanospyder dựa trên công nghệ nano tiên tiến nhất vượt qua tất cả sự mong đợi của mọi người. Với khả năng tái chế hoàn toàn, cấu trúc của xe không chỉ dễ cho lắp ráp mà còn dễ dàng cho tháo dỡ và tái chế lại đến mức độ nhỏ nhất. Hàng tỷ cỗ máy nano nhỏ hơn 0,5 mm liên kết với nhau để tạo thành một thân xe khỏe, trọng lượng nhẹ.

  • Tuấn Hùng

Các tin liên quan Hummer O2: Xe hơi hay thực vật Các tin liên quan
Hummer O2: Xe hơi hay thực vật Hummer O2: Xe hơi hay thực vật

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.