Bạn có muốn sống thử?

Các sinh viên được hỏi câu hỏi trên thì có: “73% các bạn nam được hỏi trả lời có, hơn 61% bạn nữ cùng quan điểm muốn sống thử trước hôn nhân”.

Các sinh viên được hỏi câu hỏi trên thì có: “73% các bạn nam được hỏi trả lời có, hơn 61% bạn nữ cùng quan điểm muốn sống thử trước hôn nhân”.

Đó là con số thống kê thông qua cuộc thảo luận về chủ đề “Sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên” đã được khảo sát hơn 8000 sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên.  

Với tập quán cũng như phong cách sống của người Á Đông khó mà chấp nhận được việc sống thử trước hôn nhân, nên con số trên phải chăng là quá lớn?

Vậy tác nhân nào đã tác động lên suy nghĩ của các bạn sinh viên hiện nay về quan điểm sống trước hôn nhân?

Có nhiều yếu tố chi phối ý muốn có quan hệ tình dục trong sinh viên nhưng nổi trội hơn hết có lẽ là quan điểm của cá nhân về tình dục trước hôn nhân và sự quan tâm từ phía gia đình.

- “Yêu nhau mà, hai người về sống chung vừa tiết kiệm được tiền ăn, tiền ở,…vừa dễ quản lý nhau nữa”

Đây là cách nghĩ thường gặp ở các sinh viên có ý định tiến tới việc “cùng nhau góp gạo thổi cơm chung”. Không còn như các cụ ngày xưa xem trinh tiết là cái quý giá nhất của người con gái, là cái để đánh giá phẩm hạnh của họ, ngày nay giới trẻ có cách nghĩ thoáng hơn, họ xem trình độ học vấn và phong cách giao tiếp là yếu tố tạo nên sự thu hút của một cá nhân.

Ở Việt Nam, việc giảng dạy trên học đường về hôn nhân, gia đình còn có phần hạn chế thì việc giới trẻ tự trang bị cho mình về lĩnh vực đó qua nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và gia đình và cả những trang web về tình dục là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay, không còn xem trọng việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đình. Một sinh viên nữ đang sống chung cùng bạn trai mình thông báo: “Sau này sẽ cưới nhưng không làm giấy đăng ký kết hôn” với lý do “để không bị ràng buộc lẫn nhau”. Đó chỉ là một vài trường hợp nghĩ về sống thử theo hướng tiêu cực, nhưng có một số sinh viên thì cho rằng sống thử là để có sự trải nghiệm, học cách hòa nhập trong các mối quan hệ của nhau, đồng thời cùng nhau chia sẽ trách nhiệm về kinh tế…Đó không còn là sự tò mò đơn thuần mà xuất phát từ sự nhận thức khá chín chắn của các bạn sinh viên, mang tính tích cực nhiều hơn là tiêu cực.

Qua đó cho thấy quan điểm của cá nhân về tình dục trước hôn nhân trong giới sinh viên cũng gặp phải hai thái cực đối lập nhau, cả hai quan điểm trên đều dẫn đến những hệ quả khác nhau về sau khi các bạn trẻ có ý định đi đến kết hôn để lập gia đình.

- Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc quyết định sống thử của các bạn sinh viên không kém phần phức tạp đó là sự quan tâm từ phía gia đình.

Một số gia đình do cha mẹ lo làm ăn hoặc vì điều kiện kinh tế khó khăn mà quên đi việc quan tâm đến con cái. Những đứa con sinh ra từ gia đình này, ở họ luôn tồn tại cảm giác thiếu thốn tình thương, sự quan tâm chăm sóc từ người thân, sẽ làm cho họ dễ dàng hướng đến việc sống chung cùng bạn tình trước hôn nhân để bù đắp lỗ hỏng lớn đó.

Vậy còn những gia đình có sự quan tâm sâu sắc đến con cái thì liệu có làm giảm bớt khả năng con cái của họ sống thử trước hôn nhân hay không?

Tùy theo từng gia đình, cách quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em của mình là sự gò bó, ép buộc hay là sự tôn trọng quyền quyết định của mỗi cá nhân trong gia đình. Điều này giúp hình thành nên nhân cách cũng như tạo mục đích sống khác nhau cho các bạn trẻ. Nếu sống trong một gia đình mà cuộc sống bị bó chặt, luôn có sự giám sát thái quá từ các bậc cha mẹ thì việc phá vỡ rào cản này là điều không thể tránh khỏi. Thách thức gia đình và sống buông thả là sự lựa chọn của các bạn trẻ này. Do đó, khả năng chọn việc sống thử của các bạn ấy lại càng cao hơn. Khác với quan niệm giáo điều mang tính lạc hậu và bảo thủ sẽ kích thích tâm lý nổi loạn của sinh viên, việc gia đình biết cách quan tâm đúng cách, tôn trọng quyền lựa chọn của con cái sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giáo dục con cái về hôn nhân và gia đình. Nó giúp các bạn trẻ có sự tự tin, dám tự quyết định việc nào mình nên làm và không nên làm và có trách nhiệm với việc mình đã làm.

Vì vậy việc lựa chọn sống chung trong giới sinh viên xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau và nó có thể đang đi theo giác độ tích cực hay tiêu cực.

Để các bạn sinh viên không xem sống thử như một cách buông thả bản thân, “để biết với đời” thì việc tư vấn, giáo dục công khai về tình yêu hôn nhân và an toàn tình dục từ phía gia đình cũng như từ nhà trường là điều nên làm hiện nay.

Khi đã hiểu, đã biết, đã có sự hướng dẫn thì các bạn trẻ sẽ có hướng đi đúng cho tình yêu của mình, ít bị vấp ngã và hối hận về sau.

Theo Mực tím

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.