Thưởng trà ngày xuân trên đất Huế

Thưởng trà ngày xuân trên đất Huế
(PLO) - Trên thế giới, để nói về trà và cách thưởng thức trà tinh túy nhất thì có lẽ phải gọi tên đất nước mặt trời mọc đầu tiên. Trà đạo gắn liền với người Nhật Bản như một nét văn hóa đẹp khó cưỡng. Họ thưởng thức trà để hướng tới sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Chính bởi vậy mà các buổi trà đạo của người Nhật diễn ra với cung cách cầu kì và tinh tế. 

Ở Việt Nam, trà cũng được xem như hơi thở cuộc sống, như một thói quen khó bỏ. Chuyện trà len lỏi vào trong mọi ngóc ngách cuộc sống của mỗi một con người, mỗi gia đình. Trà ở Việt Nam qua thời gian cũng trở nên phong phú sống động hơn bao giờ hết từ nguyên liệu, hương vị, đến hình thức và cung cách pha chế.

Tuy nhiên, trong tất cả các loại trà thì người Việt vẫn muốn ưa dùng vị trà truyền thống trong mỗi dịp đặc biệt như Tết đến xuân về. Nếu những đọt trà non được hái vào sáng xuân tinh mơ, lúc ấy hương vị của chè sẽ phẳng phất ngào ngạt khiến ai cũng muốn được hít hà và khao khát được thưởng thức để vị ngọt mãi vấn vương trong họng. 

Nếu như trên thế giới có Nhật Bản nổi tiếng với cung cách uống trà thì ở Việt Nam người Huế cũng có một cách thưởng trà riêng biệt không giống ai. Cách uống trà của người Huế nghe qua thôi cũng đủ khiến người ta khao khát được một lần thưởng thức để biết như thế nào là “uống một tách trà, đi xa vạn dặm”. 

Ở Huế, người ta không phải chỉ có một bộ đồ trà dùng cho suốt cả 4 mùa mà kiểu cách uống trà của Huế còn thể hiện ở chỗ có bốn loại chén trà dành cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nước để pha trà cũng có những câu chuyện dài và riêng của nó. Chẳng hạn như nước mưa hứng từ đâu, nước giếng thì giếng phải sâu như thế nào, nước suối thì lấy ở đoạn nào...

Qua những câu chuyện ấy người ta cảm nhận được sự công phu, tỉ mỉ và khéo léo của người pha trà. Bởi khi ấy trà không đơn thuần là một thức uống mà trong mỗi chén trà ta thưởng thức có bao công sức và tâm huyết của người pha.

Dần dà đó không đơn giản chỉ là một công việc mà trở thành một thứ nghệ thuật đang được nâng niu và trân trọng. Ở Huế còn lưu truyền câu chuyện hứng sương trên lá sen để lấy nước pha trà, còn trà thì được bọc trong hoa sen để có hương thơm tự nhiên. Đun nước để pha trà cũng là một nghệ thuật. Để có một bình trà ngon, nước đun sôi chỉ ở dạng sủi tăm, nước sôi già quá sẽ làm trà nhanh chín, hương thơm không còn. 

Trong thú uống trà của người Huế, có một điều đặc biệt là luôn đi kèm với một loại bánh đặc sản của Huế đó là các loại bánh làm bằng hạt sen, đậu xanh, hoặc bằng bột nếp được gói bằng giấy màu ngũ sắc của Huế. Những ngày Tết, người Huế còn có thêm món mứt gừng. Nhấm nháp một chén trà nóng, nếm thêm lát gừng có vị ngọt, hơi cay nồng ấm thế là như thấy cả một mùa xuân đang về trong đất trời và trong cả lòng người. 

Ngày nay, nhịp sống hối hả khiến trong cuộc sống thường nhật người ta không có nhiều thời gian để thưởng trà cầu kì như xưa. Cũng không còn nhiều người pha trà với đủ nguyên tắc, nghi lễ nữa. Nhưng cứ mỗi độ Tết về, người ta sẽ lại nâng niu và trân trọng chén trà để giữ lấy cái hồn cốt, cái tinh thần và cả cái ý nghĩa mà mỗi ngụm trà mang lại cho cảm nhận của mỗi một con người.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.