Hà Tĩnh giảm nghèo bền vững nhờ tín dụng chính sách

Người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gửi tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã  của NHCSXH
Người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gửi tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã của NHCSXH
(PLVN) - 5 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tác động mạnh mẽ đến diện mạo khắp miền quê Hà Tĩnh, trong đó nổi bật giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21,7% cuối năm 2014 xuống 6,72% cuối năm 2018, 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 18 xã thoát ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn.

Tăng vốn chính sách cho vay hộ nghèo

Ông Lê Đình Sơn - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - khẳng định: Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tăng đến 3 lần nguồn vốn ngân sách chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 

Cụ thể, nguồn vốn ngân sách ủy thác của tỉnh và huyện, thị, thành phố trực thuộc đến nay đạt 105 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng so với cuối năm 2014, góp phần nâng tổng dư nợ toàn tỉnh lên trên 4.500 tỷ đồng. Đây là một nét mới, đặc thù trong công tác chỉ đạo và thực hiện chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Cùng các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các Sở, ban ngành của địa phương, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách về tận vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới ven biển, đồng thời tập trung đầu tư các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép cách thức sử dụng vốn vay chính sách với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi những thửa ruộng, cây cối năng suất thấp sang vườn cây ăn quả đặc sản, trồng rừng keo, trầm dó đạt giá trị kinh tế cao.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, 5 năm qua, hàng nghìn hộ gia đình ở 28 xã, thị trấn trong huyện Đức Thọ có điều kiện chủ động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), lựa chọn xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả. 

Những tấm gương vươn lên thoát nghèo

Một trong những tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi là cựu chiến binh (CCB) Trần Ngọc Lâm ở thôn Đông Lạc, xã Đức Lạc, từ nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo đã phát triển trang trại chăn nuôi 1000 con vịt đẻ trứng, thâm canh vườn rau sạch, thu nhập 200 triệu - 300 triệu đồng/năm. Hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thưa ở thôn Quý Hiên, xã Đức Thịnh vay vốn NHCSXH để trang trải chi phí cho 3 cô con gái theo học các trường đại học ngoài Hà Nội. Hiện các con chị đã tốt nghiệp, có việc làm, thu nhập, giúp bố mẹ trả xong nợ vay ngân hàng trước kỳ hạn và còn đầu tư mở rộng xưởng chế biến đồ gỗ dân dụng.

Tấm gương nữa về sử dụng vốn vay chính sách hiệu quả mà chúng tôi được “tai nghe, mắt thấy” là anh Trần Văn Đương ở xã Hòa Hải, huyện Hương Khê. Không cam chịu khó khăn của vùng quê “chảo lửa, túi mưa” huyện miền núi Hương Khê, vợ chồng anh Đương theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, đầu tiên trồng sắn, ngô phục vụ cuộc sống gia đình, sau khi có thu nhập mới đầu tư mua gần trăm cây cam, cây bưởi về trồng. Đang tràn trề hy vọng thì ngay trong vụ đầu tiên năm 2015, đợt lũ dữ tàn phá hết cả ruộng vườn, cây cối. Chưa kịp gượng dậy, năm sau, mưa to bão lớn cuốn phăng cả căn nhà ở.

Cùng nghị lực bền bỉ của bản thân, sự động viên của anh em bạn bè, sự giúp đỡ của chính quyền, đặc biệt là vốn vay chính sách, vợ chồng anh mạnh dạn mở rộng diện tích đồi trọc, trồng 2ha bưởi Phúc Trạch, 8ha keo lá chàm, cải tạo ao đầm nuôi tôm, cá. 02 năm qua, mô hình vườn ao chuồng của anh cho thu nhập ổn định, từ 50 - 300 triệu đồng/năm. Mọi người trong gia đình ai cũng an tâm sinh hoạt, sản xuất bởi đã có biện pháp thích hợp bảo vệ tính mạng, mùa màng mùa mưa lũ.

Trên vùng cao biên giới Hương Khê, không chỉ có anh Đương mà còn có hơn 1.000 hộ sử dụng vốn vay chính sách làm kinh tế vườn đồi, vườn cam Vinh, bưởi Phúc Trạch là 1600ha, đạt mức thu nhập 200 tỷ đồng/năm, góp phần giúp toàn huyện hoàn thành trước thời gian Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2015 - 2020.

Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Hoạt động tín dụng chính sách hiệu quả đã tạo thành một động lực mới thúc đẩy chương trình giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cuộc sống nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.