Đề nghị Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Đề nghị Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo vùng kinh tế Đông Nam Bộ
Theo các thành viên của Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ lần thứ II thì chỉ khi Thủ tướng trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo thì mới có quy hoạch tổng thể vùng và phân bổ nguồn lực tương ứng thỏa đáng. 

Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ lần thứ II với chủ đề: “Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở liên kết vùng” do Ban Kinh tế Trung Ương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, diễn ra ngày 26/9, tại TP HCM.

Các ý kiến và tham luận tại Diễn đàn hầu hết đều đồng ý rằng vùng kinh tế Đông Nam Bộ có trình độ phát triển mạnh nhất cả nước. Tuy nhiên, để vùng này phát triển được đúng tầm của nó thì cần phải có một tư duy chiến lược vùng mạnh mẽ.

Lỏng lẻo phạm vi “vùng”

Thành viên vùng kinh tế Đông Nam Bộ được Ban tổ chức Diễn đàn giới thiệu gồm 8 tỉnh/thành: TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Iai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Lâm Đồng.

TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết ông hết sức bất ngờ là Lâm Đồng cũng được xếp vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Mở rộng ra, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá khái niệm “vùng kinh tế” tại miền Đông Nam Bộ hiện nay rất chồng chéo. Chỉ có 8 tỉnh nhưng có đến 3 cách tổ hợp Vùng: Vùng Đông Nam Bộ: 6 tỉnh; Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam: 8 tỉnh; Vùng TP HCM: 8 tỉnh. Và cả ba cách tổ hợp vùng này đều không phân định rõ chức năng Vùng; không có cấu trúc thể chế hiệu lực đủ mạnh để vận hành hiệu quả.

Tán thành với quan điểm này, ông Phú Hữu Minh, phó giám đốc Sở KH&ĐT Bình Dương khẳng định: Theo Quyết định của Thủ tướng thì quy mô của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không có Lâm Đồng.

Các chuyên gia cho biết nhu cầu thành lập vùng kinh tế trọng điểm là dựa vào các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh/thành phố; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá… 

Trên cơ sở những điểm tương đồng về các phương diện nêu trên, vùng kinh tế trọng điểm được xác lập để phát huy những lợi thế, nắm bắtthời cơ phát triển cũng như khắc phục những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong vùng. Vì vậy, nếu không minh định rõ ràng về số lượng thành viên thì không thể hoạch định chính sách phù hợp.

Có lẽ phạm vi địa lý vùng kinh tế chưa được xác định rõ ràng nên tại Diễn đàn, không thấy Ban tổ chức giới thiệu sự tham dự của đại điện lãnh đạo TP HCM và Tiền Giang.

Ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Bình Dương: Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì quy mô của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không có Lâm Đồng.
Ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Bình Dương: Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì quy mô của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không có Lâm Đồng. 

Từ chỗ chưa có chính sách phù hợp để phát triển vùng nên tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng vai trò của Vùng mờ nhạt, các tỉnh/thành phố là thành viên vẫn tư duy phát triển từng tỉnh, tầm nhìn "tỉnh ta" vẫn chi phối.

Thành lập hội đồng vùng

Có một mỹ từ vừa là niềm tự hào, vừa là nỗi bức xúc đồng thời cũng vừa là sự tiếc nuối về chiến lược phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Đó là từ “trọng điểm”.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được định hình đến nay là từ Quyết định số 159/2007/QĐ-TTgngày 10/10/2007, ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm. Quyết định này, quy mô của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được mở rộng, bao gồm các tỉnh, thành phố: TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

Mặt bằng phát triển chung của Vùng này đến nay được đánh giá là dẫn đầu cả nước và có đủ khả năng để hướng đến dẫn đầu khu vực. Tuy nhiên, ngoài Quy chế phối hợp nói trên thì, theo các thành viên tham dự Diễn đàn cho biết, 10 năm nay không có thêm động thái cụ thể nào để phát huy sức mạnh Vùng. 

Theo các thành viên tham dự Diễn đàn, điều có tính quyết định là phân bổ nguồn lực dựa trên một quy hoạch tổng thể vùng thì đến nay vẫn chưa có. Theo ông Trần Đình Thiên: Cho đến nay, tuy các tỉnh Đông Nam bộ vẫn phát triển vượt lên so với cả nước, song vẫn còn thấp xa khả năng và mong muốn; chưa rõ tư duy phát triển Vùng, không có cơ chế, chính sách phát triển Vùng (hạ tầng, thể chế, cơ chế phát triển). Thiếu hệ thống liên kết phát triển Vùng được coi là một (trong những) cản trở phát triển lớn nhất hiện nay đối với Vùng Đông Nam Bộ.

Ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo Diễn đàn.
Ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo Diễn đàn. 

Nếu tính từ năm 1997 và 1998, khi lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các quyết định Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) đến nay đã là20 năm. 1/5 thế kỷ trôi qua và những lợi thế của kinh tế vùng cũng trôi theo. Kéo theo đó là các thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong vùng càng ngày càng gia tăng.

TS Trần Du Lịch – thành viên tổ tư vấn kinh tế chính phủ tiếc nuối: “Chúng ta mới chỉ có thể chế kinh tế tỉnh chứ chưa có kinh tế vùng.”. Theo ông, để phát huy kinh tế vùng, chỉ cần làm 4 việc: 1. Cần xác định đâu là thế mạnh của vùng; 2. Trên cơ sở đó, tiến hành quy hoạch cho cả vùng. Sau khi quy hoạch thì kết nối giao thông đồng bộ; 3. Cung cấp nhân lực giữa các tỉnh trong nội vùng cho nhau; 4. Cùng nhau bảo vệ môi trường. 

Diễn đàn đi đến thống nhất sẽ đề xuất thành lập Hội đồng Vùng kinh tế Đông Nam Bộ với TP HCM giữ vai trò chủ tịch và đề nghị Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo. Theo các thành viên của Diễn đàn thì chỉ khi Thủ tướng trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo thì mới có quy hoạch tổng thể vùng và phân bổ nguồn lực tương ứng thỏa đáng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.