Cần Thơ: Đổi mới tuyên truyền pháp luật cho học sinh

Một tiểu phẩm về bạo lực học đường của các em học sinh Trường THPT                        Bùi Hữu Nghĩa.
Một tiểu phẩm về bạo lực học đường của các em học sinh Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa.
(PLO) - Mới đây, Sở Tư pháp TP Cần Thơ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban An toàn giao thông (ATGT) cùng các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức Chương trình “Giao lưu, tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy, bạo lực học đường, an toàn giao thông” cho đối tượng thanh, thiếu niên trong trường học.

Hoạt động này được đổi mới bằng hình thức sinh động, thiết thực nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật đối với học sinh ở các trường. 

Tạo hứng khởi từ những tiểu phẩm do học sinh thủ vai

Kiểu tuyên truyền “thầy cô đọc - học sinh ngồi nghe” đã không còn hiệu quả. Các phương pháp tuyên truyền theo kiểu giao lưu trực tiếp “lên ngôi”. Hỏi – đáp và truyền tải thông điệp tuyên truyền qua các tiểu phẩm do chính các em diễn xuất đã tạo nhiều hứng khởi và thu hút đông đảo học sinh.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ Phan Quỳnh Giao cho biết: “Thực trạng vấn nạn về ma túy, tai nạn giao thông, bạo lực học đường đang rất đáng báo động. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường học là cần thiết”.

Với lẽ đó, Sở Tư pháp đã đổi mới phương pháp tuyên truyền theo hình thức giao lưu trực tiếp, hỏi – đáp. Những vấn đề thiết thực, gần gũi trong đời sống xã hội được đặt ra để học sinh vận dụng trả lời. Đồng thời, việc nhập vai trong các tiểu phẩm tuyên truyền sẽ giúp các em cảm nhận được các tình huống vi phạm pháp luật, những nỗi đau nước mắt, từ đó tự cảnh tỉnh bản thân và truyền tải thông điệp đến các bạn học sinh khác.

Học sinh sẽ hiểu và xử lý các tình huống phù hợp với các quy định của pháp luật, có thể tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Thời gian qua, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho trẻ. Điều khiến người nghe nhói lòng khi nạn nhân là những đứa trẻ non nớt, ngây thơ bị lạm dụng, xâm hại, bạo hành...

Tiểu phẩm “Xâm hại tình dục trẻ em” đã phản ánh chủ đề vô cùng nhức nhối này. Đau lòng hơn khi chính những người gần gũi với các em nhất lại là kẻ “ra tay”. Tiểu phẩm đưa ra thông điệp rất nhân văn và kêu gọi mọi người cùng chung tay đẩy lùi những vụ xâm hại tình dục: “Xâm hại tình dục là tội ác, im lặng trước những tội ác đó cũng là một tội ác”.

Tiểu phẩm “Bạo lực học đường” của các em học sinh Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa đã nói lên một vấn đề “nóng” trong học đường hiện nay. Những vụ bạo lực ở lứa tuổi học sinh dù diễn ra trong trường học hay ngoài nhà trường đang tạo tâm lý bất an cho học sinh, phụ huynh và cả xã hội. Ngoài ra, vấn đề “Phòng chống ma túy” cùng với những hiểm họa khôn lường của nó cũng được các em học sinh truyền tải qua tiểu phẩm sân khấu để cảnh báo với bạn bè trang lứa.

Hiểu luật để tự bảo vệ mình

Các tiểu phẩm trên đã được đón nhận bằng những tiếng cười, những tràng pháo tay nồng nhiệt để rồi lại phải cay mắt, lắng đọng. Nhờ đó, mỗi học sinh có cái nhìn và suy nghĩ chính chắn hơn về hành vi của mình. 

Em Lê Phạm Uyển Nhã, học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Hồng chia sẻ: “Chương trình này rất bổ ít, đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết, nhằm nâng cao niềm tin pháp luật, từ đó nâng cao nhận thức cá nhân, tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho có được lối sống lành mạnh, tích cực góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực thi pháp luật”.

 Tương tự, em Lê Trọng Tân, học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Hồng cũng cho rằng: “Chương trình rất thực tế, những bài học mang tính ứng dụng để em biết đúng hay sai, để có hướng xử lý đúng đắn, hợp lý. Chương trình hay và đem lại nhiều lợi ích cho chúng em”.

Giáo dục pháp luật cho học sinh không chỉ là trang bị những kiến thức về luật pháp mà còn giáo dục thái độ, ý thức tự giác thực hiện pháp luật của các em học sinh. Để công tác này đạt hiệu quả, ngoài vai trò của các ngành chức năng, cần có sự thống nhất từ gia đình, nhà trường và cộng đồng để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, hướng đến hoàn thiện về trí tuệ và nhân cách của mỗi học sinh.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Việt Hồng - Tạ Thị Diệu Châu, Chương trình đã lồng ghép được các nội dung quan trọng nhất đối với học sinh. Những chương trình như thế này góp phần hình thành nhân cách cho các em.

Những tiểu phẩm sân khấu hóa sẽ dễ đi vào lòng người, học sinh dễ hiểu hơn. “Đầu tiên là giáo dục cho các em các ý thức để tự bảo vệ mình, tức là chống những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến các em, sau đó là sự quan tâm của nhà trường và gia đình” - bà Châu nhấn mạnh.

Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Cần Thơ Mai Minh Ngoan nhấn mạnh: “Tuyên truyền kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức của học sinh là giải pháp thiết thực, mang lại hiệu quả lâu dài, giúp các em nhận định được để phòng tránh và đấu tranh”.

Ban cũng đã phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, cho các em ký cam kết không vi phạm quy định pháp luật về ATGT, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đối với các em học sinh, giúp các em nâng cao được ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật về ATGT. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.