Bạc Liêu với kỳ vọng trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước

(PLVN) - Theo các chuyên gia, vùng đất ngập mặn ven biển Bạc Liêu sẽ phát triển mạnh mẽ khi dung hòa được 2 lĩnh vực “Tôm nước lợ và năng lượng tái tạo”. Một yếu tố thuận lợi khác mà các nhà đầu tư đề cập đến, đó là hai lĩnh vực này sẽ dùng chung hạ tầng giao thông, điện và nhiều yếu tố liên quan khác…

Cùng với việc đưa các dự án năng lượng triển khai trên khu vực bãi bồi ven biển, Bạc Liêu đã tập trung mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Năm 2015, tỉnh chỉ có 76 ha được vài doanh nghiệp và một số hộ dân thực hiện thì đến nay đã có hàng chục công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã và 324 hộ dân tham gia, với diện tích hơn 2.250 ha.

Mô hình này cho năng suất từ 120 đến 150 tấn/ha/năm, thậm chí 200 tấn/ha/năm, cao gấp 10 đến 15 lần so với mô hình nuôi tôm truyền thống. Đây là con số mà những người nuôi tôm gần cả đời gắn bó với nghề tôm trên vùng ven biển Bạc Liêu, chưa từng nghĩ đến. 

Con tôm là lĩnh vực mũi nhọn

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (người chài tôm), tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Tập đoàn Việt-Úc Bạc Liêu.
 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (người chài tôm), tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Tập đoàn Việt-Úc Bạc Liêu.

Đặc biệt, được sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Bạc Liêu đã thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, với qui mô diện tích gần 420 ha, có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. Mục tiêu là làm hạt nhân tác động, dẫn dắt và nhân rộng các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, ĐBSCL và cả nước, là nòng cốt, động lực để “Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm Ngành công nghiệp tôm của cả nước”.  Đến nay, Khu này đã xây dựng cơ bản hạ tầng giai đoạn 1 và đang tiến hành các bước tiếp theo để sớm đưa vào vận hành khai thác.

Nhờ sự ủng hộ của Trung ương, sự quan tâm của ngành chức năng, sự nhạy bén trong nắm bắt, ứng dụng hiệu quả kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất của bà con nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp, những năm qua, sản lượng tôm của tỉnh không ngừng tăng.

Năm 2020, sản lượng tôm ước đạt hơn 200 ngàn tấn, cao nhất từ trước tới nay, chiếm gần 19% sản lượng tôm của cả nước, góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 800 triệu USD. Sự tăng trưởng vượt bật này chính là cơ sở vững chắc mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt kỳ vọng trong tương lai gần, Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước.

Tổng thể Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (Quy hoạch tỷ lệ 1/2.000).
 Tổng thể Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (Quy hoạch tỷ lệ 1/2.000).

Bạc Liêu đang thu hút nhiều tập đoàn, Công ty 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất ngành tôm; từ sản xuất con giống, vật tư kỹ thuật ngành tôm, đến khâu chế biến xuất khẩu. Và sự ra đời của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao trải dài 56 km ven biển càng khẳng định tỉnh đã chọn hướng phát triển phù hợp trên vùng đất bãi bồi. 

Đồng thời, các Hợp tác xã chuyên về nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao vùng ven biển Bạc Liêu cũng liên tiếp được thành lập, giờ đây không chỉ là nơi tập hợp nông dân đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và từng hộ xã viên, mà còn giải quyết việc làm, tạo cuộc sống ổn định cho hàng ngàn lao động của địa phương ở khu vực bãi bồi ven biển, trong đó, có những gia đình suốt thời gian dài sống chật vật bằng nghề cào muối thuê và mò cua, bắt ốc dưới tán rừng bãi bồi phòng hộ ven biển.

Biến khát vọng thành hiện thực 

Có thể khẳng định rằng, từ những bãi bồi sình lầy, những đầm tôm cá tự nhiên vùng ven biển, những ngôi nhà tạm bợ của những nông dân hiền lành, chất phát chỉ biết bám vào nghề khai thác nguồn thủy sản tự nhiên mà mưu sinh. Để rồi chỉ trong 10 năm, vùng đất bãi bồi khu vực ven biển của Bạc Liêu đã được đánh thức và vươn mình. Cuộc sống của người dân ven biển từ đó cũng đã có những đổi thay. 

Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu Phạm Hoàng Minh.
Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu Phạm Hoàng Minh. 

Với chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, ngoài đê biển, trên bãi bồi sình lầy của Bạc Liêu ngày nào đang hiển hiện những “Cách đồng điện gió”, với những trụ điện gắn trên mình cánh quạt sừng sững. Những trụ đỡ dày đặc của hàng trăm km cầu dẫn truyền tải điện đã làm giảm áp lực sóng biển, bảo vệ vững chắc dạt rừng phòng hộ và bên trong đê biển.

Song song đó, còn có hàng trăm ha đầu tư xây dựng mô hình năng lượng mặt trời kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Từ đó, hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân ven biển Bạc Liêu tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới, làm giàu từ tôm nước lợ và hướng đến việc xây dựng thương hiệu quốc gia về con tôm Việt Nam, đưa Tôm Bạc Liêu ra thị trường thế giới…

Những thành quả trên là minh chứng sống động để Bạc Liêu biến khát vọng thành hiện thực, trở thành Trung tâm năng lượng sạch quốc gia và Trung tâm Ngành công nghiệp tôm của cả nước, xứng đáng là viên ngọc xanh bên bờ biển Tây Nam của tổ quốc như sự kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ./.

Ông Phạm Hoàng Minh - Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, nhấn mạnh: Bạc Liêu xác định ngành Nông nghiệp nằm trong 5 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó con tôm là mũi nhọn. Cũng vì vậy, việc phát triển và lan tỏa ra diện rông để người nông dân hưởng ứng và tiếp cận được, ứng dụng có hiệu quả mô hình nuôi siêu thâm canh, tôm công nghệ cao là mục tiêu và chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Các Doanh nghiệp với sự tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng đã và đang liên kết và hỗ trợ nông dân thực hiện thành công từ khâu hướng dẫn kỷ thuật nuôi và hỗ trợ đầu ra cho Ngành tôm của tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tinh thần và đời sống của người dân.

Để biến thực hiện khác vọng trên thành hiện thực tỉnh Bạc Liêu đã triển khai kế hoạch và cụ thể hóa từng bước đi vững chắc, theo từng giai đoạn cụ thể và tiến đến việc xây dựng thương hiệu quốc gia về con tôm Việt Nam, gắn với việc đảm bảo ổn định đầu ra trên thị trường xuất khẩu thế giới - là khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành tôm.

Một mùa xuân mới đã về, sắc xuân đang len vào khắp nơi. Người dân nuôi tôm Bạc Liêu thu hoạch một mùa tôm mới nhiều thắng lợi, thành quả và những bước đi đột phá để Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.