Xuất hiện hình thức cho vay P2P: Rủi ro gia tăng theo tiện ích?

(PLO) - Uber, Grap chưa lắng thì tại Việt Nam lại xuất hiện nhiều ứng dụng cho vay ngang hàng (peer to peer-P2P) làm đau đầu các nhà quản lý cũng như hệ thống ngân hàng bán lẻ bởi sự cạnh tranh tín dụng bị đẩy lên cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro vỡ nợ cho nhà đầu tư.

Xu thế của thời đại

Cuộc cách mạng 4.0 đã thổi vào nền kinh tế Việt Nam một luồng gió mới. Xu hướng công nghệ hóa các dịch vụ trong xã hội làm xuất hiện nhiều mô hình công nghệ mang tính ưu việt hơn các dịch vụ truyền thống, điển hình như Uber, Grap, Gomship … và các sản phẩm công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp.

Sự ưu việt của các mô hình này thể hiện ở việc đơn giản hóa các quy trình, đồng thời tăng năng suất lao động dẫn tới giá thành rẻ, tiện lợi hơn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh cao hơn và gay gắt hơn. Hình thức này cũng đặt ra yêu cầu cải cách để tồn tài, phát triển nếu không muốn rơi vào vòng “thanh lọc tự nhiên” đối với các doanh nghiệp tôn thờ phương thức vận hành truyền thống mà xem nhẹ vấn đề số hóa.

Điều này dễ nhận thấy trong cuộc chiến giành thị phần giữa các doanh nghiệp taxi truyền thống với Uber, Grap. Chỉ một thời gian ngắn có mặt tại Việt Nam, Uber, Grap đã khiến giới taxi truyền thống điêu đứng trước việc mất thị phần khi giá cung ứng dịch vụ vận chuyển của Uber, Grap rẻ và tiện lợi hơn.

Trong khi tranh cãi trên thị trường vận chuyển về việc cấm hay không cấm dịch vụ đi chung của Uber hay Grap chưa có dấu hiệu chấm dứt, thì thị trường tài chính đã  “nóng” lên  bởi sự xuất hiện của nhiều ứng dụng cho vay ngang hàng (P2P) đang được dư luận quan tâm như Mofin, Tima, huydong.com...với lãi suất khoảng 10-25%/năm.

Hiểu một cách cụ thể, mô hình này dựa trên nền tảng các dịch vụ online nhằm kết nối giữa nhà đầu tư (NĐT) với người cần vay, có thể là một cá nhân hay một doanh nghiệp. Người cần vay được cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến với mức phí dịch vụ thấp hơn, lãi suất thấp hơn hoặc tương đương hình thức vay truyền thống. Đồng thời, NĐT sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn phần trăm tiền gửi tiết kiệm hay các sản phẩm khác của ngân hàng do quá trình làm thủ tục, thẩm định hồ sơ được đơn giản hóa. 

Cần thận trọng khi sử dụng

Mô hình P2P cũng bao gồm hình thức cho vay đảm bảo (thể chấp) và không đảm bảo (tín chấp) giống với hình thức các ngân hàng đang áp dụng hiện nay. Chỉ khác ở điểm việc thẩm định sẽ được tiến hành trực tuyến và NĐT có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên nền tảng P2P cũng như theo dõi nguồn lợi nhuận từ người được cho vay.

Ngoài ra, hình thức vay không đảm bảo được lưu ý chỉ phù hợp với khoản vay nhỏ, vay tiêu dùng… còn đối với hình thức đảm bảo được dùng cho khoản vay lớn. Người vay buộc phải thế chấp tài sản có giá trị cao mới được chấp thuận. Bù lại, P2P có tính bảo mật thông tin cao dựa trên công nghệ BigData thực hiện vai trò mã hóa, lưu và  kiểm soát tất cả thông tin khách hàng. Qua đó, việc thẩm định thông tin khách hàng sẽ nhanh và rẻ hơn hình thức truyền thống.

Lãi suất được tính dựa trên cơ sở phân tích thông tin tài khoản tín dụng, tài khoản mạng xã hội… và khách hàng sẽ được chia thành các dạng tương ứng như của ngân hàng truyền thống. Hơn nữa, P2P ra đời được xem là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”, làm giảm các hoạt động cho vay trái pháp luật. Nhưng cũng đẩy cuộc cạnh tranh tín dụng với các ngân hàng lên cao điểm khi mức độ rủi ro cho NĐT giảm xuống. 

Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam dù chiếm ưu thế khi cắt giảm nhiều thủ tục hành chính phức tạp nhưng rủi ro đối với nguồn vốn của NĐT trong hình thức P2P thường không được đảm bảo. Nguyên nhân có thể từ sự hình thành non trẻ, vốn của NĐT không được cơ quan chức năng kiểm soát, chưa có nguồn quỹ dự phòng và còn tâm lý e ngại công ty P2P sẽ ôm tiền bỏ chạy. Điều đó đồng nghĩa lợi nhuận cao thì mức độ rủi ro cũng cao, nợ xấu khó kiểm soát hơn. Chưa kể tới nhiều hình thức cho vay online lợi dụng P2P để cho vay trá hình với giá “cắt cổ” thông qua hoạt động cầm đồ, tư vấn tài chính.

Bên cạnh yếu tố tích cực, vẫn còn nhiều lỗ hổng trong công nghệ sẽ là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm công nghệ cao hoạt động. Nỗi lo mất tiền của NĐT không chỉ dừng lại ở việc người đi vay lập hồ sơ giả hay công ty P2P ôm tiền bỏ chạy, mà còn có nguy cơ mất trắng từ hacker khi chiếm quyền quản lý ứng dụng, thay đổi thuật toán và thực hiện rút tiền từ ngân hàng trung gian… Ngoài ra, sự biến tướng theo mô hình đa cấp cũng sẽ đặt ra bài toán đau đầu cho những nhà quản lý khi số hóa dịch vụ là điều tất yếu. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.