Vì sao khó quản chung cư có người nước ngoài?

(PLVN) - “Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất khi cán bộ cơ sở tiếp cận cư dân nước ngoài", bà Dương Thị Cẩm Hồng, Chủ tịch UBND phường Tân Phú (quận 7) nêu vấn đề tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP HCM với chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn năm 2020, tổ chức mới đây.
Phường Thảo Điền, nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống tại TP HCM
Phường Thảo Điền, nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống tại TP HCM

Nhiều băn khoăn từ cơ sở

Bà Hồng dẫn chứng, UBND phường Tân Phú hiện quản lý 5.000 cư dân là người nước ngoài đang sinh sống tại 26 chung cư. Đa số thuộc diện tạm trú, tạm vắng. Giải pháp hiện tại của địa phương là ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công an có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài. 

Một khó khăn nữa được nhiều đại diện phường, xã nêu ra là các chung cư thương mại hiện quản lý bằng thẻ từ. Đây là giải pháp an ninh tích cực nhưng lại gây nhiều khó khăn với cán bộ quản lý địa phương bởi mất nhiều thời gian để vào chung cư khi cần thực thi nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Thảo Điền (quận 2), cũng cho rằng việc quản lý người nước ngoài ở chung cư khiến cơ quan chức năng hao công tốn sức. Để giải quyết tình trạng này, phường Thảo Điền đã có sáng kiến vận động cư dân nước ngoài tham gia ban quản lý (hoặc ban quản trị) chung cư. 

"Mới đầu khó khăn, nhưng về sau, các buổi đối thoại diễn ra thuận lợi bởi hai bên tìm ra tiếng nói chung", ông Tuấn cho hay. 

Thiếu nơi giữ xe trầm trọng là vấn đề được ông Nguyễn Đức Hiếu, Chủ tịch UBND phường 14, quận Tân Bình, đặt ra tại hội nghị. Ông cho biết không ít nơi để xe sau một thời gian ngắn hoạt động thì "biến tướng", người quản lý tự ý sử dụng nhà xe vào mục đích khác. 

Dù cư dân nhiều lần phản ánh và cơ quan quản lý tại địa phương cũng liên tục kiến nghị lên HĐND, UBND quận song tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra mà chưa có hướng xử lý triệt để.

Tại Hội nghị, bà Bùi Thị Hồng Quế, Chủ tịch UBND phường 19 (quận Bình Thạnh) nêu ý kiến đề xuất UBND trình HĐND TP xem xét thu quỹ giống quỹ an ninh quốc phòng năm 2015 nhằm tạo nguồn thu để bảo trì, sửa chữa camera an ninh. 

Đề xuất này bắt nguồn từ thực tế khi camera an ninh khu vực hỏng, việc vận động kinh phí sửa chữa rất khó khăn dù trước đó bà con rất nhiệt tình đóng góp kinh phí lắp đặt. "Chỉ khoảng 50% người dân đồng ý đóng tiền sửa chữa nên khi camera hỏng rất khó khắc phục", bà Quế thông tin. 

Về vấn đề camera giám sát, ông Nguyễn Đức Hiếu, Chủ tịch UBND phường 14 (quận Tân Bình), cho rằng hệ thống này chưa phát huy hết hiệu quả do thiếu cơ chế sử dụng hình ảnh để xử lý vi phạm. Lãnh đạo phường 14 cho biết nhiều quận, huyện đã triển khai ứng dụng trực tuyến nhưng hình ảnh người dân cung cấp chỉ giúp cơ quan chức năng kiểm tra, không bắt quả tang vẫn không thể xử lý. 

Từ đó, ông đề xuất UBND TP sớm hướng dẫn quy trình sử dụng hình ảnh từ camera để phạt nguội các vi phạm về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn giao thông. 

Vai trò của Chủ tịch phường, xã, thị trấn là rất lớn

Những ý kiến nêu trên của lãnh đạo một số phường xã đã được lãnh đạo TP giải đáp. Giải đáp vấn đề liên quan camera, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận số lượng camera của TP rất nhiều nhưng chỉ số ít đủ tiêu chuẩn để xử phạt. Hiện, chỉ có ngành công an và một số đơn vị được Nhà nước quy định mới có thẩm quyền sử dụng dữ liệu từ camera để xử phạt. 

"Các cơ quan, tổ chức trước mắt thông qua hình ảnh từ camera để cảnh giác, ngăn ngừa, răn đe là chủ yếu. Còn muốn xử phạt thì phải có quy định pháp lý cụ thể", ông Tuyến thông tin.

Về vấn đề quản lý tại chung cư, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho rằng hiện TP đang quản lý chung cư theo kiểu cũ, tức phải có người, phải có gặp gỡ mới là quản lý. Ông nhận định cần tính toán quản lý theo kiểu mới, áp dụng khoa học công nghệ. 

Cụ thể, ông Hoan đề xuất nên quản lý chung cư như khách sạn, nghĩa là khi có người ra, vào thì ghi nhận và lưu lại để quản lý. Khi cần, cơ quan chức năng có thể dễ dàng trích xuất dữ liệu, xử lý nhanh chóng.

Trao đổi về các phản ánh của lãnh đạo địa phương, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sắp tới, TP sẽ tổ chức hội nghị nhằm tìm giải pháp để nâng cao công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn. 

Ông Phong khẳng định vai trò của Chủ tịch phường, xã, thị trấn là rất lớn trong việc đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Do vậy, người đứng đầu chính quyền địa phương phải luôn chủ động, lắng nghe, nắm bắt tình hình Nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp, luôn trau dồi trình độ chuyên môn, kiến thức và ngoại ngữ. 

Để thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị", ông Phong đề nghị: Năm 2020 phải là năm có những đột phá rõ nét trong lĩnh vực văn hóa từ TP đến cơ sở. Cần nâng cao đời sống tinh thần của người dân; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa không chỉ dừng lại ở nhu cầu phục vụ, hưởng thụ văn hóa; phải cải thiện văn hóa cơ quan, văn hóa ứng xử nơi công sở, văn hóa tiếp công dân của cán bộ, công chức…

Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.
Ảnh minh họa

Quy định mới về việc cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

(PLVN) - Một trong những điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sáng nay (18/1), các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ nhưng không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2014 sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.