Ước mong từ “rốn lũ” Hành Thiện

(PLO) - Những căn gác tránh lũ được xây từ “cú hích” vốn chính sách ưu đãi đã khẳng định nỗ lực của Chính phủ và  người dân vùng “rốn lũ” Hành Thiện (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) không chịu khuất phục những dòng lũ bao đời nay tàn phá xóm làng.

Là một xã nằm trong thung lũng, cả xã 7 thôn thì có 6 thôn chạy dọc sông Vệ, bao nhiêu năm qua, người Hành Thiện buộc phải quen với việc năm nào sông Vệ chảy qua xã cũng đem về theo đôi ba cơn lũ, và khi lũ qua đi cuốn theo trâu bò, nhà cửa, thậm chí cả sinh mạng con người thì người dân Hành Thiện lại bắt đầu lại cuộc sống của mình từ con số 0. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2013 Hành Thiện được chọn là một trong 2 xã của toàn tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thí điểm  hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theo Quyết định số 716/QĐ-TTg (Chương trình 716). 

Còn nhớ, trong trận lũ lịch sử trung tuần tháng 11/2013, xã Hành Thiện là một trong những vùng bị ngập sâu nhất. Trận lũ lụt đó, Hành Thiện bị thương 4 người, 1690 trên tổng số 1743 hộ bị ngập, trong đó 33 nhà bị sập, hư hại. Đàn gia súc gia cầm – tài sản lớn của người dân nơi đây - bị thiệt hại đáng kể, với gần 20 ngàn con bị chết, trôi mất. Trong khi hơn 114 tấn lúa gạo trôi ướt thì 40 ha đất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá. Thiệt hại cả xã lên tới gần 25 tỷ đồng, xã nghèo càng nghèo thêm, nhiều hộ dân coi như tay trắng. Chưa năm nào, người dân Hành Thiện phải hứng chịu trận lũ lớn thế, đỉnh lũ cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới gần nửa mét, lũ lại lên rất nhanh. Dù thiệt hại về vật chất không nhỏ, nhưng một điều quan trọng mà cả xã Hành Thiện đạt được, đó là bảo toàn tính mạng con người. 

Chúng tôi còn nhớ gương mặt chưa hết ngỡ ngàng trước cơn lũ dữ của chị Nguyễn Thị Hiệp (thôn Mễ Sơn, xã Hành Thiện): “Ngày thường, cái chòi gác mới xây kiên cố từ tiền hỗ trợ của Nhà nước và vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội được gia đình dùng làm nơi cất thóc gạo và vật dụng, cũng chưa thấy lợi ích rõ ràng, chỉ là có thêm diện tích sử dụng thôi. Nhưng ngày nước lên nhanh như hôm nọ mới thấy tác dụng của nó” – chị kể - “Khi nước suối sau nhà dâng, lũ chảy xiết sập chuồng bò, cả nhà 6 – 7 người chạy lên trên gác này trú tránh, sốt ruột nhìn nước lên nhanh từng giây. Bà con xung quanh cũng gửi được tài sản trên sàn này. Nếu không có cái sàn này, nước lên nhanh thế, chẳng biết người có chạy kịp không, huống hồ tài sản. Ông bà già cả chạy mấy bậc thang lên gác thì chạy được, chứ chạy đường đất trong nước lũ không biết giờ số phận ra sao”.

Cuộc sống trồi sụt theo dòng nước lũ, nên hộ ông Nguyễn Văn Cúc (thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện) càng thấy giá trị căn gác tránh lũ được xây từ “cú hích” tín dụng chính sách. Hộ nhà ông cũng được vay chương trình này và xây chòi năm 2013. Dù mới chỉ cứu được người và tài sản cơ bản nhưng căn gác cao trong ngôi nhà đã giúp gia đình chủ động hơn, không còn canh cánh lũ về ngày hay đêm như trước. 

Ông Nguyễn Văn Cúc (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) cho biết, nhờ căn gác tránh lũ này, mà khi nước lên đến nóc tầng 1, gia đình ông cùng tài sản vật dụng cơ bản an toàn
Ông Nguyễn Văn Cúc (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) cho biết, nhờ căn gác tránh lũ này, mà khi nước lên đến nóc tầng 1,  gia đình ông cùng tài sản vật dụng cơ bản an toàn

Đến nay, khi Chương trình 716 được triển khai đại trà, toàn huyện Nghĩa Hành đã có 450 hộ nghèo được thụ hưởng chính sách, đồng nghĩa với 450 căn gác chống lũ được xây dựng, tức là 450 gia đình và hàng xóm của họ có cơ hội chủ động tránh lũ và bảo toàn tài sản cơ bản, tính mạng con người trước những cơn lũ dữ. Không phải ngẫu nhiên mà có người ví von rằng Chương trình không chỉ có tác dụng an sinh, mà hơn nữa, Chương trình có ý nghĩa chính trị quan trọng khi giúp người dân bám làng, bám xóm, an toàn trước thiên tai.

“Được biết, Chính phủ đã có kế hoạch kéo dài Chương trình 716. Chúng tôi chỉ mong trong giai đoạn kéo dài này, Chính phủ nâng mức vay lên cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời mở rộng đối tượng cho cả các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay để xây chòi tránh lũ, bảo toàn tài sản tính mạng cho người dân, tránh để họ tái nghèo sau những cơn lũ”, ông Hồ Kim Việt, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Phú Lâm Tây bày tỏ. 

Còn ông Trần Duy Cường – Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Quảng Ngãi – chia sẻ, NHCSXH đang đề nghị UBND tỉnh cho phép lồng ghép nguồn tài trợ hỗ trợ người dân vùng lũ của Quỹ khí hậu xanh (GCF) và các tổ chức khác với vốn vay ưu đãi khi chương trình 716 kéo dài được thực hiện, để người dân có thể xây những căn nhà, căn gác tránh lũ kiên cố hơn, hữu dụng hơn…  

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.