Tìm giải pháp thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng

(PLO) - Tiền thuế, tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí và thậm chí chi trả các chương trình an sinh xã hội đến nay đã được thực hiện qua ngân hàng (NH). Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra tại Đề án 241của Chính phủ vẫn còn nhiều việc cần làm…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua tổ chức sáng qua (24/8) tại Hà Nội.

Kết quả khiêm tốn

Tháng 2/3018, Chính phủ đã ban hành Quyết định 241/QĐ-TTg phê duyêt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua NH với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội (Đề án 241). Đề án 241 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 80% giao dịch nộp thuế tại các TP trực thuộc TƯ, TP thuộc tỉnh thực hiện qua NH; 70% số tiền điện tại địa bàn cấp huyện được thanh toán qua NH; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các TP lớn thực hiện thanh toán tiền nước qua NH; 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí qua NH; 50% bệnh viện tại các TP lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua NH và 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua NH.

Không có số liệu cập nhật để đối chiếu với mục tiêu đề ra, song theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN), hiện có 50 NH thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với ngành Thuế, Hải quan trên phạm vi 63 tỉnh thành và 768 quận huyện trên cả nước; Có 26 NH thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc. Có 26 NH triển khai phối hợp thu tiền nước tại hơn 20 tỉnh thành và 11 NH triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường đại học. Ngoài ra, có 6 NH phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí các bệnh viện lớn (như Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy…) và 5 NH phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH.

Bên cạnh việc thanh toán dịch vụ công theo các phương thức truyền thống bằng chứng từ giấy, còn có nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn như: dịch vụ trích nợ tự động, thanh toán thẻ, giao dịch tại ATM, POS, sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, sử dụng ví điện tử,.. 

 “Tuy nhiên, trên thực tế, việc thanh toán qua NH với dịch vụ công vẫn còn khiêm tốn, phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức, DN hoặc tại các tỉnh, TP lớn, điều kiện kinh tế phát triển…”, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhận định.

Cần thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân

Trong các dịch vụ công được đề cập tại Đề án 241, chi trả an sinh xã hội có lẽ là lĩnh vực khó khăn nhất. Ông Phạm Thanh Du, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán, BHXH Việt Nam, cho biết, từ tháng 4/2013, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được mở rộng trên địa bàn toàn quốc và đến nay đã có 63/63 tỉnh, TP trong toàn quốc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng qua hệ thống Bưu điện thông qua 2 hình thức: Chi bằng tiền mặt và chi qua ATM. Đến hết tháng 7/2018, cơ quan Bưu điện đã thực hiện chi trả bằng tiền mặt cho khoảng 2,6 triệu người (chiếm 87% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng) với số tiền khoảng 9,5 tỷ đồng

Về nguyên nhân số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp so với số người hưởng, ông Du cho rằng do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước.

Tính đến năm 2017, có khoảng 15%, và đến tháng 2/2018 có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua tài khoản ATM, tuy nhiên tỷ lệ phân bổ giữa các tỉnh, TP không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các TP lớn.

Việc sử dụng thẻ gặp khó khăn đối với đối tượng già, yếu, cao tuổi; số lượng máy ATM chưa nhiều, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý người hưởng gặp khó khăn, như không nắm được đầy thông tin người hưởng, báo giảm chưa kịp thời, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn.

Theo Vụ trưởng Vụ thanh toán, NHNN, ông Phạm Tiến Dũng, hiện vẫn còn một số tồn tại trong việc thanh toán dịch vụ công qua NH như: Giao dịch thanh toán dịch vụ công qua NH chưa nhiều, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Việc kết nối giữa NH với các tổ chức cung ứng dịch vụ công vẫn còn có những khó khăn, tốc độ triển khai chậm. Khả năng trao đổi, chia sẻ thông tin, truy xuất dữ liệu liên quan đến các khoản thanh toán phí  dịch vụ công còn hạn chế.

Ngoài hạn chế do cơ chế chính sách và hạ tầng cung ứng dịch vụ thanh toán của NH chưa phù hợp và đảm bảo, ông Dũng cho rằng còn có một số nguyên nhân khách quan khác như: Sự thuận tiện của tiền mặt và thói quen của người dân, tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán của một bộ phận khách hàng. Trong một số trường hợp, NH không thu được phí dịch vụ thanh toán nên chưa có nhiều động lực để triển khai, phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán; đồng thời, một số trường hợp khách hàng còn phải trả phí khi thanh toán qua NH cũng là rào cản khiến khách hàng ưu tiên sử dụng thanh toán bằng tiền mặt.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, tới đây cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NH, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua NH. Đồng thời, cần sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các Bộ, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thanh toán các dịch vụ công qua NH… 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.