Thu hút đầu tư, bỏ quên sinh kế người dân?

(PLO) - Vốn được nối thông ra biển nhưng 10 năm trước, con đường bị phong tỏa rồi các khu nghỉ dưỡng cao cấp bịt lối khiến sinh kế, thụ hưởng của người dân bị mất đi, dù đã góp đất cùng Nhà nước mở rộng đường… 
Bà Tâm chỉ lối đi xuống biển đã  bị chặn và tuyến đường Hồ Xuân Hương
Bà Tâm chỉ lối đi xuống biển đã bị chặn và tuyến đường Hồ Xuân Hương

10 năm đòi đường ra biển

Trong buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, câu chuyện chính quyền giao đất cho nhà đầu tư khai thác du lịch vệt biển thuộc quận Ngũ Hành Sơn một lần nữa được hâm nóng. Ông Thái Văn Cát (cử tri quận Ngũ Hành Sơn) nhấn mạnh “một lần nữa” vì việc này được cử tri kiến nghị rất nhiều lần trước đây.

Ông Cát cho biết, khu vực Ngũ Hành Sơn nổi tiếng với bãi biển Bắc Mỹ An. Năm 1963, tuyến đường Hồ Xuân Hương hình thành và trở thành lối đi chính để người dân ra biển. Năm 2003, thành phố chủ trương giải tỏa, cho mở rộng thêm con đường với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thời điểm trên, hầu như mọi nhà đều đồng tình, sẵn sàng hiến đất. Oái ăm, cùng thời điểm, thành phố lại cắt một phần diện tích đất ven biển (không tính đường đi) giao cho các chủ đầu tư, trong đó có khu biệt thự nghỉ dưỡng du lịch Sunrise. 

Ông Cát kể, có những gia đình, nhiều nhất ở đoạn cuối đường Hồ Xuân Hương (hướng biển) phải chấp nhận di dời hẳn, vì ai nấy đều kì vọng sau khi hoàn thành con đường sẽ đem lại lợi ích cho nhân dân. Chưa kịp mừng, năm 2007, một khu biệt thự du lịch cao cấp mọc lên. Lâu dần, chủ đầu tư cho xây tường bao độc chiếm lối xuống biển. Không chấp nhận, năm nào tại các buổi tiếp xúc cử tri ở quận Ngũ Hành Sơn người dân cũng bức xúc, kiến nghị chính quyền TP Đà Nẵng, yêu cầu chủ đầu tư trả lại đường. Thế nhưng đến nay, nguyện vọng trên vẫn chưa có câu trả lời.

Tiếp lời, bà Tăng Thị Tâm (60 tuổi, ngụ đường Hồ Xuân Hương) trình bày, vì chủ trương phát phát triển thành phố, gia đình sẵn sàng mất đi 300m2 đất, không có tiền đền bù. Công việc kinh doanh cũng phải ngưng để phục vụ giải tỏa cung đường. “Việc thành phố giao đất cho nhà đầu tư để phát triển du lịch, chúng tôi ủng hộ. Tuy nhiên, cũng phải tính toán kỹ để chừa khoảng cách giữa các khu du lịch làm lối xuống biển cho dân. Nhà đầu tư nhảy vào rào kín, giờ biển trước mặt mà phải đi lòng vòng mãi, sao chấp nhận được. Chúng tôi cũng vì thế mới phản ánh, mà đã 10 năm, dân chờ một câu trả lời không thấy”, bà Tâm nói.

Trong các cuộc họp tiếp dân, bà con quận Ngũ Hành Sơn còn thẳng thắn đặt nghi vấn, ở đây không phải khu vực quân sự hay một công trình an ninh quốc gia mà không hiểu vì sao cả vùng biển rộng lớn chỉ để doanh nghiệp thừa hưởng. Con đường dân đóng góp cũng chỉ phục vụ cho những doanh nghiệp này?

Quyết tâm của chính quyền chỉ dừng trên giấy

Đặc biệt, khi bít đường xuống biển, tuyến đường Hồ Xuân Hương cũng không còn được kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư trong lĩnh vực lưu trú du lịch như đề ra. Các khách sạn tầm cỡ trong khu vực khi được hỏi đều cho biết, công suất khai thác phòng bình quân chưa đến 40% vào mùa du lịch cao điểm. Phần lớn nhà hàng “ăn theo” khách sạn cũng chấp nhận thua lỗ, tháo dỡ. Nguyên nhân do không có đường xuống biển cho du khách. 

“Thật ra quyết tâm mở lối xuống biển của chính quyền là có. Tuy nhiên, hiện đất đã giao cho nhà đầu tư nên có lẽ thành phố đang tiến hành làm việc để thỏa thuận lấy lại một phần nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính phường cũng chưa biết lúc nào dự án mở lối xuống biển được thực hiện”, ông Nghĩa phân bua.

Trao đổi với PV, ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ xác nhận thực tế này. Theo ông Nghĩa, nếu đi dọc bờ biển rộng lớn thuộc phường Mỹ An và phường Khuê Mỹ dễ dàng nhận thấy lối xuống biển bị bịt kín bởi các khu nghỉ dưỡng cao cấp và resort. Ngoài ra, còn có nhiều dự án khác cũng xí phần đất bằng cách dựng hàng rào che chắn. 

Không chỉ độc chiếm, chủ đầu tư còn phớt lờ chỉ đạo của thành phố. Cụ thể, tại Công văn 6010/SXD-QLQH (15/10/2014) mà PV có được, nội dung ý kiến của Sở TN-MT nêu: “Đề nghị thu hồi phần diện tích đường Hồ Xuân Hương nối dài (8.104 m2) và thu hồi phần diện tích phía đông tuyến đường (hiện tại chủ đầu tư đã xây dựng bãi đỗ xe) để làm đường giao thông xuống biển phục vụ nhân dân”, nhưng thực tế không được thực thi.

Đáng nói, qua phản ánh liên tục của người dân, UBND TP Đà Nẵng cũng ra quyết định phê duyệt điều chỉnh qui hoạch một số dự án du lịch nghỉ dưỡng để mở lối đi thông ra biển. Cụ thể, đầu năm 2017, mở lối xuống biển rộng 17m giữa dự án khu du lịch quốc tế đặc biệt Silver Shores và dự án của Cty CP Hòn Ngọc Á Châu; lối xuống biển rộng 10m tại phía bắc dự án The Nam Khang Resort Residences; lối xuống biển rộng 3,5m tại phía bắc dự án Khách sạn và biệt thự biển Đông Phương; lối xuống biển rộng 4m tại phía nam dự án Future Property. Ngoài ra, khu vực giữa dự án Furama và quần thể đô thị du lịch quốc tế Ariyana cũng được chọn triển khai xây dựng lối xuống biển từ tận dụng mặt trên của tuyến cống hộp. Tuy nhiên, hơn 10 tháng trôi qua, cả 5 lối đi này vẫn chưa có động tĩnh.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.