Thẻ tín dụng ngân hàng liệu có an toàn khi ai “cà” cũng được?

(PLO) - Không cần mã xác thực qua tin nhắn, không cần mã PIN khi quẹt thẻ, chỉ cần biết được 3 số “check digit” ở mặt sau của thẻ và thời hạn hiệu lực là có thể thanh toán online, quy trình thanh toán đơn giản khi quẹt thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ… khiến nhiều khách hàng dù cầm thẻ tín dụng trong tay vẫn lo ngay ngáy.
Thẻ tín dụng ngân hàng liệu có an toàn khi ai “cà” cũng được?

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội thẻ Việt Nam, tính đến 30.6.2015, số lượng thẻ nội địa đạt gần 75 triệu thẻ, tăng 20% so cùng kỳ năm ngoái; trong khi số lượng thẻ tín dụng quốc tế đạt 2,65 triệu thẻ, tăng 31%. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tăng 22,5% so cùng kỳ, đạt hơn 700.000 tỷ đồng, song giao dịch rút tiền vẫn còn lớn, chiếm hơn 80%.

Trong khi đó, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tăng nóng đến 38%, đạt 24.000 tỷ đồng (Theo vietnamfinance). Và số lượng các thẻ được phát hành cũng như giao dịch ngày càng gia tăng. Kèm với đó là những rủi ro phát sinh mà thực tế trong thời gian qua, liên tiếp để xảy ra những trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây tâm lý hoang mang trong dư luận.

Khác với thẻ nội địa (hay còn được quen gọi là thẻ ATM), khách hàng khi thanh toán cần thực hiện bước nhập mã PIN  tại quầy giao dịch, thì khi cà thẻ tín dụng tại các điểm mua hàng, nhân viên bán hàng thường bỏ qua bước xác minh chủ thẻ thực bằng cách kiểm tra chữ ký của chủ thẻ ký trên thẻ với chữ ký của người đó ký trên hóa đơn thanh toán. Đây được coi là một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên để nhằm giảm thiểu rủi ro do tình trạng thẻ bị người khác lợi dụng gây ra.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều Ngân hàng không thực sự tuân thủ việc làm này, không phối hợp, tập huấn cho các đơn vị chấp nhận thẻ những quy trình xác thực thẻ. Điều này đã tạo kẽ hở để kẻ gian lợi dụng gây thiệt hại cho khách hàng. Do đó, lời khuyên cho khách hàng là luôn quan sát người khác đang làm gì với thẻ của mình, kiểm soát việc nhân viên thu ngân có nhập đúng số tiền thực phải trả hay không và phối hợp cùng nhân viên đối chiếu lại chữ ký trên biên lai thanh toán.

Quy trình thanh toán thẻ qua POS rất đơn giản
Quy trình thanh toán thẻ qua POS rất đơn giản

Không những thế, trong các giao dịch thanh toán trực tuyến – mà phần lớn rủi ro gian lận phát sinh từ môi trường internet này, hệ thống thường chỉ yêu cầu người dùng nhập họ tên chủ thẻ, dãy số thẻ (in dập nổi trên thẻ), thời hạn hiệu lực và mã số xác thực thẻ (CVV/CVC) in trên mặt sau của thẻ. Tất cả các thông tin đều được hiển thị ở mặt trước và mặt sau của thẻ.

Hiện nay rất ít các ngân hàng sử dụng phương thức xác thực giao dịch, xác thực chủ thẻ trước khi thanh toán bằng việc gửi mật khẩu dùng một lần (OTP – one tiem password) về cho máy tính hoặc máy điện thoại của người đó. 

Mặt sau của thẻ chứa các thông tin về CVV/CVC
Mặt sau của thẻ chứa các thông tin về CVV/CVC

Thông qua mạng internet, một số trang web được mở ra chỉ để nhằm lấy cắp dữ liệu, thông tin cá nhân khi khách hàng đăng nhập vào và cung cấp thông tin. Do đó, khi truy cập vào các trang web, trước khi quyết định thanh toán, chủ thẻ nên cân nhắc việc cung cấp những thông tin cá nhân, và nếu cần thì nên có sự kiểm chứng lại website đang truy cập đảm bảo là website thật của tổ chức thật và có uy tín.

Bất cứ ngân hàng nào cũng đều không “mở” chức năng thanh toán internet nếu không có sự đồng ý xác nhận của khách hàng bằng văn bản hoặc qua điện thoại để xác thực. Và việc mở hay đóng chức năng này là có thời hạn, có thể theo giờ/theo ngày hoặc tháng. Vì vậy, khách hàng nên căn cứ vào nhu cầu và tần suất mua sắm online của mình để đăng ký với ngân hàng cho phù hợp, tránh tình trạng kẻ gian có thể lấy cắp tiền từ tài khoản của mình qua những giao dịch trực tuyến. 

Thẻ tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam được phát hành thông qua liên kết với các ngân hàng nước ngoài hoặc qua các Tổ chức thẻ quốc tế như Visa Card, Master Card, JCB, Dinners Club,.. Theo đó, việc các Ngân hàng trong nước cam kết phối hợp với các Tổ chức phát hành thẻ để tuân theo các tiêu chí bảo mật thẻ, các chương trình tuân thủ, các quy định mà các Tổ chức đó yêu cầu là điều bắt buộc.

Thậm chí có rất nhiều chương trình tuân thủ có các điều khoản về phí phạt mà nếu không chấp hành, để xảy ra rủi ro gian lận thẻ thì không chỉ khách hàng chịu thiệt mà các Ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với các khoản phạt lên tới vài ngàn hoặc vài chục ngàn USD.

Có rất nhiều những cảnh báo rủi ro, những khuyến cáo được phát đi từ các Tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng trong nước nhằm nâng cao nhận thức của người dùng thẻ. Về phía khách hàng, nên bảo mật thẻ bằng cách không cung cấp hoặc tiết lộ thông tin thẻ tín dụng của mình cho cá nhân/ đơn vị nào khác (nếu đó không phải là yêu cầu từ phía ngân hàng phát hành), tuyệt đối không nên cho người khác mượn thẻ.

Đối với giao dịch thanh toán online, khi có bất kỳ nghi ngờ nào về giao dịch liên quan đến thẻ của mình, khách hàng nên liên hệ ngay với Trung tâm Thẻ của các ngân hàng để được hỗ trợ và xử lý kịp thời./.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.