Tăng cường phối hợp bộ, ngành để chính sách vay vốn đi XKLĐ hiệu quả hơn

(PLO) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, đặc biệt là đối với các đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đến nay, thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi XKLĐ, NHCSXH đã giải ngân cho gần 108.580 hộ gia đình được vay vốn với gần 2.500 tỷ đồng, qua đó giúp cho 109.462 lao động thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách và người đi lao động tại các huyện nghèo được vay vốn đi XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài. Doanh số thu nợ của chương trình cũng đạt gần 2.014 tỷ đồng. Tính đến hết 3/2017, tổng dư nợ cho vay XKLĐ đạt trên 509 tỷ đồng với 13.377 khách hàng còn dư nợ. 

Cải thiện đời sống, nâng cao kiến thức

Phải khẳng định rằng, cho vay XKLĐ của NHCSXH đang triển khai là kênh tín dụng giúp các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình sinh sống tại các huyện nghèo và đặc biệt với đối tượng vay là người dân tộc thiểu số có điều kiện để cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nhờ được vay vốn đi XKLĐ mà hơn 100 ngàn lao động có việc làm. NLĐ đi nước ngoài làm việc có thu nhập và gửi tiền về giúp gia đình có tiền vốn làm ăn tại quê nhà. 

Được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến, phong cách làm việc khoa học, hiện đại nên NLĐ đã thay đổi được nhận thức, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tích lũy được kinh nghiệm. Đây cũng là kiến thức cần có, là tiền đề cho NLĐ sau khi hết hạn hợp đồng về nước tham gia lao động sản xuất, kinh doanh có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Nguồn vốn cho vay đi XKLĐ từ NHCSXH được nhân dân đón nhận và đồng tình ủng hộ, góp phần đáng kể vào chương trình giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nói chung. 

Tuy nhiên, chương trình còn gặp khó khăn khác trong quá trình triển khai. Thứ nhất, NLĐ thuộc huyện nghèo, là khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại rất khó khăn, thiếu thông tin do đó công tác tuyên truyền quảng bá cho chương trình này còn gặp nhiều hạn chế. Phần lớn là người dân tộc thiểu số nên còn một số chưa thực sự thay đổi được tư duy trong lao động, ý thức kỷ luật lao động không cao.

Bên cạnh đó, một số công ty chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan tâm đến chất lượng lao động, nên khi ra nước ngoài làm việc, NLĐ thiếu ý thức, trình độ tay nghề kém, sức khỏe không đáp ứng yêu cầu công việc nên có một số NLĐ phải về nước trước thời hạn, gây ra tình trạng người đi xuất khẩu lao động hoang mang, lo ngại dẫn đến hiệu quả của chương trình chưa thật sự đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, việc quản lý thu nhập của NLĐ còn nhiều hạn chế nên có hiện tượng chây ỳ trong việc trả nợ và Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Hiện tượng NLĐ sang làm việc ở nước ngoài có thu nhập thấp hơn so với Hợp đồng đã ký hoặc công việc không đúng với Hợp đồng đã ký, dẫn đến NLĐ không có khả năng trả nợ, NLĐ bỏ về nước,... đây cũng là nguyên nhân người vay không trả được nợ vay tại Ngân hàng. Chưa kể, có những cá nhân núp bóng DN cố tình lợi dụng để lừa đảo những người dân thiếu hiểu biết, ít được tiếp cận với thông tin (ở những nơi vùng sâu, vùng xa, NLĐ là người dân tộc thiểu số)...

Phối hợp bộ, ngành để tăng hiệu quả chương trình

Để giảm bớt tình trạng này và nâng cao hiệu quả, chất lượng của chương trình thì cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hơn nữa giữa các bộ, ngành có liên quan và địa phương, DN XKLĐ, trong đó coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền. 

Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ, cần có hành lang pháp lý chặt chẽ đối với đơn vị làm dịch vụ XKLĐ để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, tránh các trường hợp NLĐ bị lừa đảo. Đồng thời nâng cao trách nhiệm và chất lượng tuyển chọn lao động của DN dịch vụ XKLĐ. Có chế tài, biện pháp xử lý đối với DN, đơn vị tuyển chọn không thực hiện đúng hợp đồng với NLĐ, gây thiệt hại cho NLĐ và rủi ro cho nguồn vốn vay của Nhà nước.

Các bộ, ngành liên quan mở các diễn đàn trao đổi theo định kỳ để cùng các đơn vị tham gia nắm bắt thông tin về tình hình, kết quả triển khai chương trình, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh để chương trình đạt hiệu quả hơn.

Các DN, dịch vụ khi tuyển lao động cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường thông qua các biện pháp tăng cường đầu tư về tổ chức bộ máy, tài chính, cơ sở đào tạo, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ lợi ích NLĐ. Cần tập trung đầu tư cho công tác đào tạo và giáo dục định hướng đối với NLĐ nhằm trang bị những kiến thức cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc, nâng cao chất lượng tuyển chọn NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Hy vọng với sự nỗ lực hơn nữa trong hành trình dẫn vốn đến với NLĐ có nhu cầu XKLĐ của NHCSXH cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước, DN XKLĐ và sự ủng hộ của nhân dân, chính sách cho vay XKLĐ sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả cao, đóng góp tích cực vào chương trình giảm nghèo của Chính phủ.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.