Sẽ xuất hiện resort 5 sao trên đỉnh Mẫu Sơn

(PLO) -  Với việc công bố đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng vào khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn), chủ đầu tư kỳ vọng sẽ biến khung cảnh hoang sơ miền biên cương phía Bắc thành trung tâm vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng sầm uất bậc nhất Việt Nam.
Một góc Mẫu Sơn khi xuất hiện băng tuyết
Một góc Mẫu Sơn khi xuất hiện băng tuyết

Dự án lớn bậc nhất Lạng Sơn

Ngày 10/12, UBND tỉnh Lạng Sơn và chủ đầu tư tổ chức khởi công Dự án Khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Núi tuyết Mẫu Sơn tại khu du lịch Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất tỉnh Lạng Sơn từ trước đến nay.

Chủ đầu tư là Cty CP Núi tuyết Mẫu Sơn, do ông Nguyễn Việt Phương (SN 1976) làm Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc. Ông Phương là người góp công vào sự thành công của khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng, do SunGroup làm chủ đầu tư), người có năng lực quản trị và phát triển du lịch.

Mẫu Sơn là khu du lịch khá nổi tiếng ở phía Bắc, có độ cao hơn 1.500 mét, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đặc biệt, mùa Đông thường có hiện tượng băng tuyết thu hút được sự quan tâm của du khách. Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng trong một thời gian dài Mẫu Sơn ít được cải tạo, nâng cấp.

Lượng khách đến đây chủ yếu là người địa phương và lác đác từ các địa phương xung quanh. Họ đến đây chủ yếu để vãn cảnh trong vài tiếng đồng hồ rồi xuôi xuống TP Lạng Sơn, cách đó chừng 30km. Do không có các dịch vụ du lịch kết hợp vui chơi giải trí nên doanh thu du lịch Mẫu Sơn gần như là con số không.

Theo tìm hiểu, hơn chục năm về trước, khu du lịch này cũng được một số đơn vị tư nhân vào đầu tư. Tuy nhiên, do ít vốn, cách làm manh mún, tự phát, không đồng bộ giữa các đơn vị nên không mang lại hiệu quả. Nhiều hạng mục khu du lịch Mẫu Sơn xuống cấp, đặc biệt là hệ thống nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tình trạng rác thải cũng được dư luận quan ngại sau mỗi dịp lễ, tết đông người đến đây. Mẫu Sơn trong mắt khách du lịch là vùng đất hoang sơ, ảm đạm.

Việc Cty CP Núi tuyết Mẫu Sơn đầu tư dự án với số vốn “khủng” được dư luận địa phương háo hức quan tâm và chờ đợi nhưng không thiếu vẻ hoài nghi do lịch sử khu du lịch Mẫu Sơn đã có nhà đầu tư thất bại.

Sẽ xuất hiện resort 5 sao trên đỉnh Mẫu Sơn?

Theo ông Nguyễn Việt Phương, dự án được chia làm ba giai đoạn, tổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng. Giai đoạn đầu sẽ đầu tư hệ thống cáp treo và khu du lịch văn hóa tâm linh với khoảng 3.025 tỷ đồng. Tuyến cáp treo dài khoảng 5,7km, được kéo từ khu vực xã Bằng Khánh (huyện Lộc Bình) đến khu vực Chân Mây trên đỉnh Mẫu Sơn. Công suất vận chuyển của tuyến cáp này là 2.000 người/giờ, tương đương 1,6 triệu người/năm. Đối tác thiết kế, xây dựng cáp treo này đến từ Áo, đơn vị từng thực hiện tuyến cáp treo Bà Nà, Fanxipan… “Dự án sẽ được chúng tôi hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dịp lễ 30/4/2018”, ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, dự án sẽ xây dựng khu phức hợp vui chơi giải trí ngoài trời; khu nghỉ dưỡng mang kiến trúc Pháp với 600 phòng từ 2 sao đến 5 sao. Đặc biệt sẽ có những khu resort 5 sao cao cấp được xây dựng phục vụ nghỉ dưỡng. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo nên một khu du lịch đạt tiêu chuẩn vùng và khu vực, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước”, ông Phương chia sẻ.

Giải thích lí do chọn Mẫu Sơn để đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, ông Phương cho biết, trước đây khi đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp chọn hai địa điểm lớn và bốn địa điểm nhỏ hơn để phát triển du lịch. Hai địa điểm lớn là Sapa và Đà Đạt hiện nay trở thành những khu du lịch của cả trong và ngoài nước.

Trong bốn địa điểm nhỏ hơn là Bà Nà (Đà Nẵng), Fanxipan (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Mẫu Sơn thì Mẫu Sơn là khu vực còn hoang sơ nhất, nhưng lại giàu tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng. “Đây là nguyên nhân khiến chúng tôi chọn Mẫu Sơn để đầu tư”, ông Phương nói.

Theo ghi nhận, người dân địa phương rất quan tâm đến dự án này, kỳ vọng khu du lịch Mẫu Sơn sẽ ngang tầm với các khu nổi tiếng cả nước như Đà Lạt, Sapa, Bà Nà… Tuy nhiên, đi liền với kỳ vọng là những băn khoăn. Theo đó, một số dư luận cho rằng, Bà Nà và Fanxipan do chưa có đường bộ nên phải làm cáp treo.

Mẫu Sơn là khu du lịch có đường bộ lên đến tận đỉnh nên việc xây cáp treo có thể sẽ không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, cáp treo chỉ dẫn đến khu vực Chân Mây, cách đỉnh Mẫu Sơn, nơi trung tâm du lịch khoảng 2km cũng là một bất tiện cho du khách, nhất là với người địa phương mức sống còn eo hẹp.

Trả lời thắc mắc này, ông Phương cho biết Bà Nà cũng có đường bộ như Mẫu Sơn. Hơn nữa đường Mẫu Sơn trắc trở, vận chuyển được ít khách và thiếu an toàn. Do đó, dù xây dựng cáp treo tốn kém nhưng chủ đầu tư vẫn ưu tiên thực hiện. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.