Năm 2021, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chiến lược chuyển dịch về địa phương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tính hấp dẫn của thị trường bất động sản trong những năm trở lại đây đều gắn với chiến lược dịch chuyển theo vùng miền và theo từng phân khúc của doanh nghiệp bất động sản.
Tính hấp dẫn của thị trường BĐS trong những năm trở lại đây đều gắn với chiến lược dịch chuyển theo vùng miền và phân khúc
Tính hấp dẫn của thị trường BĐS trong những năm trở lại đây đều gắn với chiến lược dịch chuyển theo vùng miền và phân khúc

Năm 2020 đã kết thúc với ghi nhận về sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản địa phương. Cùng với đó là việc hàng loạt ông lớn của giới bất động sản đã dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ khu vực trung tâm ra các vùng giáp ranh hoặc các địa phương lân cận để đầu tư các dự án lớn.

Bên cạnh đó, quỹ đất khan hiếm, tắc nghẽn pháp lý và tác động của dịch bệnh là các yếu tố khiến nguồn cung khu vực trung tâm sụt giảm, các doanh nghiệp gặp khó, buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người mua.

Tiếp tục với chiến lược này, ngay sau quý I/2021, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công khai các kế hoạch triển khai. Trong đó, CTCP Vinhomes (Mã: VHM) cho biết sẽ tập trung nguồn lực để phát triển dự án mới, chủ yếu tại các khu đô thị vệ tinh với quỹ đất lớn và hạ tầng giao thông thuận tiện.

Ngoài việc tiếp tục mở bán các đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park và các dự án mới, doanh nghiệp này cho biết sẽ tiếp tục bàn giao căn hộ đã hoàn thiện cho khách hàng. Các dự án này dự kiến sẽ tiếp tục đóng góp lớn cho Vinhomes cả về doanh số, doanh thu và lợi nhuận trong năm 2021.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tăng tốc để sớm đưa khu công nghiệp đầu tiên tại Hải Phòng vào hoạt động trong năm 2021. Đây được coi là mảng kinh doanh trụ cột, đóng góp nguồn thu lớn và ổn định trong tương lai cho Vinhomes.

Theo tìm hiểu, hai dự án đầu tiên của Vingroup sẽ phát triển tại Hải Phòng gồm Khu công nghiệp Nam Tràng Cát 200ha và Khu công nghiệp Thủy Nguyên 319ha.

Liên quan đến bất động sản nhà ở, theo báo cáo thuyết trình với nhà đầu tư trước đó, Vinhomes cho biết, sau khi hoàn tất bán hàng tại ba dự án đại đô thị hiện có, doanh nghiệp sẽ ra mắt ba dự án mới trong năm nay, gồm Vinhomes Wonder Park, Vinhomes Dream City (Ocean Park 2) và Vinhomes Cổ Loa.

Trong đó, Vinhomes Wonder Park (hay Vinhomes Đan Phượng) thuộc địa bàn huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Vinhomes sẽ ra mắt dự án Vinhomes Cổ Loa với diện tích 385ha, gồm các sản phẩm căn hộ, biệt thự, shophouses, trường học, trung tâm thương mại và khu triển lãm.

Khu Đông sông Hồng cũng sẽ đón chào một dự án của Vinhomes là Vinhomes Dream City. Dự án này rộng 460ha, thuộc địa phận huyện Văn Giang, Hưng Yên với các hạng mục công trình tương tự hai dự án nói trên.

Ngoài việc chuẩn bị ra mắt ba dự án trên, Vinhomes còn có hai dự án đang trong quá trình chuẩn bị là Green Ha Long (thuộc địa phận TP. Hạ Long và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) và Vinhomes Long Beach Can Gio (huyện Cần Giờ, TP.HCM).

Một ông lớn khác là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, Mã: NVL), sau giai đoạn phát triển bất động sản nhà ở tại TP.HCM (2007 - 2017), Novaland đã tiếp tục triển khai chiến lược giai đoạn 2 tập trung vào phát triển các khu đô thị vệ tinh, tổ hợp bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí.

Cụ thể, Novaland có kế hoạch tiếp tục kinh doanh và phát triển 23 dự án, trong đó có 15 dự án tại TP.HCM và các dự án còn lại ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phát triển hai dự án mới, bao gồm một dự án nhà ở tại khu Đông TP.HCM và một dự án nghỉ dưỡng tại một trong ba tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng.

Ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Novaland cho biết, các dự án Novaland đang phát triển bám trụ vào các đường cao tốc quốc gia và đều được hấp thụ tốt.

Không chỉ các tập đoàn địa ốc đầu ngành, mà nhiều doanh nghiệp cỡ vừa cũng chọn cách gom đất sạch tại các khu vực vệ tinh nhằm đón sóng bất động sản. Ở phía Bắc, CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland thu hút sự chú ý với các dự án đang triển khai ở Bắc Ninh, Hải Dương…, trong đó có dự án trọng điểm năm nay là dự án Khu dân cư mới Bình Giang quy mô 44,26ha tại Hải Dương. Hay Tập đoàn Nam Mê Kông vừa được Quảng Bình giao đất để triển khai dự án Khu đô Bảo Ninh 2 quy mô 18ha tại vị trí đắc địa bậc nhất TP Đồng Hới.

Một doanh nghiệp khác là CTCP Tập đoàn C.E.O cũng đang sở hữu hàng trăm hecta đất sạch tại Phủ Lý (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang). Hay Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng - DIC Corp với quỹ đất rộng lớn từ Vũng Tàu, Đồng Nai đến Vĩnh Phúc.

Ở Bình Dương, nổi bật hơn cả phải kể tới CTCP Phát triển hạ tầng kỹ thuật (Becamex IJC). Với địa bàn hoạt động chủ yếu trên tỉnh Bình Dương, Becamex IJC sở hữu nhiều dự án bất động sản có quy mô, như: Khu Đô Thị Green River Mỹ Phước (571.931m2), Khu dân cư Hòa Lợi (44.175m2), dự án Khu biệt thư Sunflower (53.517m2),… Tổng cộng, IJC đang nắm trong tay 9 dự án với quy mô lên tới cả trăm ha, tất cả đều là đất sạch, đầy đủ pháp lý, và mới thực hiện bán dần trong giai đoạn sốt đất vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chia sẻ, thời gian gần đây bất động sản tại khu vực ven đô thị lớn, như Hà Nội có: Sơn Tây, Đông Anh, Thạch Thất, Hoài Đức... các địa phương như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình...; TP.HCM gồm các huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, thậm chí là Hóc Môn, Củ Chi và các địa phương lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương... thị trường bất động sản hoạt động tương đối sôi nổi.

Theo ghi nhận từ đơn vị này, nhiều doanh nghiệp mở rộng kế hoạch triển khai dự án mới sang vùng ven và các địa phương lân cận, các nhà đầu tư cá nhân cũng chuyển hướng đầu tư đã khiến giá bất động sản tại những khu vực này tăng chóng mặt trong thời gian gần đây, mức tăng bình quân từ 20 - 30%, thậm chí có điểm sốt nóng tăng gấp 2 - 3 lần.

Theo giới chuyên gia, việc chuyển hướng của doanh nghiệp không phải là mới, xu hướng đầu tư về vùng ven, địa phương sẽ còn tiếp tục trong năm 2021. Bởi ở những thị trường này bắt đầu có sự phát triển mạnh về kinh tế, trong đó lợi thế về phát triển công nghiệp, kinh tế, du lịch; nhiều ưu đãi từ các địa phương. Bên cạnh đó, một số địa phương đã tận dụng được lợi thế từ cảnh quan thiên nhiên đẹp, điều kiện tự nhiên tốt để khai thác và thu hút đầu tư vào bất động sản.

Còn theo, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Việt Nam chi nhánh Hà Nội nhận định: “Trong năm 2021, các nhà đầu tư bất động sản sẽ tiếp tục xu hướng đầu tư tại khu vực vùng ven và các địa phương lân cận gần các thành phố lớn. Bởi cơ hội đầu tư vào các địa phương chưa phát triển bằng Hà Nội và TP.HCM sẽ có lợi thế là mặt bằng giá đất thấp. Do đó, khả năng sinh lời sẽ cao hơn những khu vực đã phát triển”.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.