HoREA đề nghị minh bạch cơ chế tính tiền sử dụng đất

(PLO) - Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), với cách làm như hiện nay thì tiền sử dụng đất (SDĐ) đang là “gánh nặng” của DN mà người tiêu dùng phải “gánh chịu” khi mua nhà; là “ẩn số”, không minh bạch mà nhà đầu tư không thể tiên lượng trước khi quyết định đầu tư; là môi trường tạo ra cơ chế “xin - cho” và ẩn chứa tiêu cực, do thủ tục hành chính và cơ chế vận hành rườm rà, không hợp lý…
Không phải thuế, không phải phí nhưng tiền SDĐ lại là một khoản thu ngân sách nhà nước rất lớn. Ảnh minh họa
Không phải thuế, không phải phí nhưng tiền SDĐ lại là một khoản thu ngân sách nhà nước rất lớn. Ảnh minh họa

Không phải thuế, không phải phí…

Không phải là một sắc thuế, cũng không phải là phí do không bị điều chỉnh bởi Luật Thuế, Luật Phí và lệ phí nhưng tiền SDĐ lại là một khoản thu ngân sách nhà nước rất lớn. Chỉ riêng tại TP HCM, trong hơn 10 tháng đầu năm 2016,  tính đến ngày 10/11/2016, đã có 80 dự án nộp tiền SDĐ với số tiền là 10.529 tỷ đồng; bên cạnh đó vẫn còn 40 dự án chưa nộp tiền SDĐ với số tiền là 1.889 tỷ đồng.

Theo HoREA, với cách làm như hiện nay thì tiền SDĐ đang là “gánh nặng” của DN mà người tiêu dùng phải “gánh chịu” khi mua nhà; là “ẩn số”, không minh bạch mà nhà đầu tư không thể tiên lượng trước khi quyết định đầu tư; là môi trường tạo ra cơ chế “xin - cho” và ẩn chứa tiêu cực, do thủ tục hành chính và cơ chế vận hành rườm rà, không hợp lý. 

Theo đề xuất của HoREA, để thị trường bất động sản vận hành thực sự theo cơ chế thị trường thì về dài hạn phải thay đổi quan điểm về tiền SDĐ, cần coi đây là một sắc thuế như đề xuất của UBND TP HCM tại Báo cáo số 196/BC-UBND ngày 08/11/2013 đã trình Chính phủ, như sau: “Về lâu dài, đề nghị nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền SDĐ” mà thay thế bằng sắc thuế SDĐ ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền SDĐ lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước”. 

“Tuy nhiên, yêu cầu thay đổi ngay lập tức là khó và cần phải có quá trình để tạo sự đồng thuận. Vấn đề cần giải quyết hiện nay là cải cách quy trình, thủ tục hành chính để việc xác định tiền SDĐ của DN được thực hiện minh bạch, nhanh chóng; kết quả xác định số tiền SDĐ hợp lý được DN tâm phục, khẩu phục; và loại trừ được các yếu tố phát sinh tiêu cực…”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề nghị.

Nhiều bất cập

Phân tích quy trình thực hiện xác định tiền SDĐ của dự án tại TP HCM, HoREA chỉ ra một loạt bất hợp lý. Trong khi  Sở Tài chính giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quy trình thực hiện xác định tiền SDĐ của dự án tại TP, Sở TN&MT chỉ chủ trì thực hiện công đoạn đấu thầu qua mạng để chọn đơn vị tư vấn xác định giá đất; thực hiện các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ phục vụ Hội đồng Thẩm định giá đất TP, và báo cáo UBND TP nhưng Giám đốc Sở TN&MT lại được giao chủ trì và chịu trách nhiệm công tác xác định tiền SDĐ dự án.

Một bất hợp lý nữa là thành phần Hội đồng thẩm định giá đất TP hiện nay, không có đại diện của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất độc lập hoặc chuyên gia về giá đất độc lập. Điều này không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/06/2016 của Bộ Tài chính - Bộ TN&MT, trong đó yêu cầu phải có các thành viên này để đảm bảo có sự phản biện độc lập, giúp cho quá trình xem xét các phương pháp xác định giá đất và kết quả việc xác định giá đất dự án được khách quan và có tính thuyết phục cao.

Mặt khác với quy trình hiện nay, chưa có cơ chế để DN (người SDĐ) thể hiện ý kiến của mình trong quy trình xác định giá đất, kể cả việc xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng để được khấu trừ vào tiền SDĐ phải nộp. Nhất là trong trường hợp DN không nhất trí với số tiền SDĐ phải nộp; hoặc Hội đồng thẩm định giá đất TP không chấp thuận hồ sơ xác định giá đất của DN.

Doanh nghiệp phải được tham gia

Thêm vào đó, theo quy định thì NSNN chi trả chi phí xác định giá đất, nên Sở TN&MT đã tổ chức đấu thầu công khai qua mạng internet để lựa chọn đơn vị tư vấn có giá chào thầu thấp nhất được trúng thầu, thậm chí có đơn vị tư vấn chỉ bỏ thầu vài trăm ngàn đồng để được trúng thầu, để sau đó được “độc quyền” thực hiện công tác xác định giá đất dự án, và DN phải rất “khổ sở” vì đơn vị tư vấn này. “Đây là một yếu tố dẫn đến sự thiếu minh bạch, cơ chế “xin-cho” và tiêu cực, làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng, DN và Nhà nước, cần được chấn chỉnh…”, Chủ tịch HoREA lưu ý.    

Theo kiến nghị của HoREA, TP cần bổ sung thành viên là đại diện của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất độc lập; hoặc chuyên gia về giá đất độc lập và không thuộc tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất được thuê để định giá đất cụ thể, vào Hội đồng thẩm định giá đất TP, để đảm bảo có sự phản biện độc lập trong Hội đồng; đề nghị cho phép DN (người SDĐ) được tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định giá đất TP khi thẩm định giá đất dự án của đơn vị mình; DN (người SDĐ) cũng được tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Sở Tài chính khi xem xét chi phí giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền SDĐ phải nộp. 

HoREA cũng đề nghị bãi bỏ cơ chế đấu thầu rộng rãi qua mạng internet hiện nay chỉ chọn đơn vị chào thầu với giá thấp nhất được trúng thầu; thay thế bằng cơ chế đấu thầu rộng rãi nhưng với tiêu chí chọn đơn vị tư vấn xác định giá đất có năng lực, có phương án xác định giá đất tối ưu, chứ không phải chọn đơn vị có giá thấp nhất. 

Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.
Ảnh minh họa

Quy định mới về việc cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

(PLVN) - Một trong những điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sáng nay (18/1), các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ nhưng không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2014 sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.