Bất động sản khắp nơi “Sốt” giá: Vì sao khó xử lý “cò” đất?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, lực lượng hành nghề môi giới bất động sản có trên 300.000 người, trong đó 27.000 người có chứng chỉ hành nghề theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2006; 8.000 người có chứng chỉ theo luật này năm 2014. Số còn lại chưa có giấy phép vẫn ngang nhiên hành nghề.
Hoạt động mua bán đất diễn ra tấp nập tại vùng ven đô.
Hoạt động mua bán đất diễn ra tấp nập tại vùng ven đô.

Nhiều hệ lụy xã hội do “cò” đất gây ra

Thời gian qua, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam chứng kiến nhiều đợt “sốt” đất, không chỉ tại các dự án ở các thành phố lớn, mà còn ở các khu vực vệ tinh như Thạch Thất, Thanh Trì (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh), Đồng Nai, Phú Quốc, Hớn Quản (Bình Phước), Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh)…

Sau thông tin Hà Nội quy hoạch lấy hành lang sông Hồng là trọng tâm phát triển thành phố trong tương lai, nhiều văn phòng môi giới nhà đất mọc lên, giá nhà đất được giới thiệu tăng cao. Còn tại huyện Hớn Quản (Bình Phước), khi có thông tin cơ quan chức năng khảo sát thực địa sân bay lưỡng dụng Técníc để lập đề án quy hoạch xây dựng thì lập tức giới “cò” làm loạn thị trường... Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra khỏi quy hoạch hai tuần sau khi tỉnh Bình Phước đề xuất.

Kịch bản ở đây cũng tương tự như cơn “sốt” ở Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) hồi đầu năm 2020, khi các lô đất được các nhóm đầu cơ đặt cọc, sau đó “cò” đất địa phương ôm những bản photocopy sổ hồng chào bán chênh lệch. Cơn “sốt” nhanh chóng bị dập tắt bởi việc đầu tư sân bay cũng chỉ trong ý tưởng và cơn “sốt” đất chỉ là ảo do các nhóm đầu cơ gây ra.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, mặc dù có sự tăng giá nhưng hiện tượng giao dịch thật diễn ra không nhiều, chủ yếu là mua bán qua lại giữa các nhà đầu cơ với nhau. Nhiều giao dịch diễn ra tại các dự án BĐS được xác định là đầu tư ngắn hạn, chờ lên giá. 

UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay, trong thời gian gần đây, trên địa bàn các địa phương: Cẩm Phả, Hạ Long, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều... có tình trạng tăng giá đất đột biến ở một số khu vực, đặc biệt là TP Hạ Long (Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh A, B, C, Khu đô thị Hà Khánh giai đoạn I, II của Tập đoàn FLC); Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm thương mại và dân cư xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ (nay là thành phố Hạ Long); có một số dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, có dự án chưa được UBND tỉnh giao đất như Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm thương mại và dân cư xã Thống Nhất của Cty TNHH Phúc An nhưng thông tin trên các trang mạng cho thấy, tình trạng mua bán đã diễn ra sôi động. Có hiện tượng này là do các “cò” môi giới bất động sản đã mua đi, bán lại nhiều ô đất của các dự án. Đây là hoạt động có kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm mục đích “thổi” giá, tạo “sóng” gây “sốt” về nhu cầu để rồi đẩy giá lên cao.

Thực chất đây là các hoạt động mua đi, bán lại với nhau trong chính các nhóm môi giới đang thao túng gây rối thị trường, qua đó tạo các giao dịch “mồi” để dụ  khách hàng. Khi người dân đầu tư mua vào thì cơn “sốt” càng tăng cao. Tình trạng này kéo theo một số hệ lụy cho xã hội như gây khó khăn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án để phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng lân cận của địa phương; gây mất an ninh trật tự, phát sinh “tín dụng đen”...

Chưa rõ thẩm quyền xử phạt 

Theo báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, những môi giới BĐS chưa có chứng chỉ hành nghề thường gọi là “cò” này đã tung tin thất thiệt, không chính xác tạo sự không minh bạch cho thị trường BĐS. Đồng thời, tiếp tay cho chủ đầu tư không tuân thủ pháp luật, phân phối hàng không đảm bảo quy định pháp luật, dẫn đến rủi ro cho khách hàng, khiến thị trường BĐS khó kiểm soát, dễ đổ vỡ.

Theo Điều 58 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (gọi tắt là NĐ 139) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh BĐS, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, hành vi kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng. 

Hành vi kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định, không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.  

Mức xử phạt này được cho là rất thấp trong khi các giao dịch đất đai có giá trị lớn, lợi nhuận cao nên không đủ sức răn đe. Tuy nhiên, điều quan trọng là NĐ 139 không quy định rõ thẩm quyền xử phạt nên dù chế tài đã có nhưng lâu nay giới “cò” đất vẫn ngang nhiên hoạt động công khai, làm méo mó thị trường bất động sản nhưng không ai bị xử phạt.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.