Bất an nơi an cư

(PLO) - Mua nhà để an cư, thế nhưng nhiều khách hàng đã bị “phủ đầu” đòn tâm lý không nhỏ khi “chân ướt chân ráo” đến nơi ở mới được đón bằng những tranh chấp bất tận và cách cư xử thô lỗ. Đáng lo ngại là cách hành xử này lại đang lan truyền rất nhanh từ dự án này qua dự án khác, từ trong bóng đêm ra giữa thanh thiên bạch nhật…
Mất tiền mua nỗi lo ngại 
Anh Nguyễn Trung Hiếu là khách hàng dự án Binh đoàn 12 do Công ty Bất động sản Thế Kỷ (từng là công ty con trực thuộc Tập đoàn Cengroup) làm chủ đầu tư thứ cấp. Góp 500 triệu đồng để mua nhà, sau 3 năm dự án không chuyển động, khi đòi lại phần vốn đã góp, anh được thỏa thuận mua lại hợp đồng góp vốn với giá trị 80% số tiền anh đã nộp, tức là, nếu muốn lấy lại tiền, anh sẽ phải mất không 20% tiền đã góp vào dự án. Thế nhưng, người mua lại hợp đồng của anh, đồng thời cũng là một lãnh đạo của Cengroup, không giữ đúng cam kết, khiến anh phải đi đi lại lại nhiều lần tới tận trụ sở của Tập đoàn Cengroup để đòi tiền. 
“Mỗi lần tôi đến công ty để đòi tiền, nhiều thanh niên đầu trọc, xăm trổ đứng nhìn trừng trừng, dù họ chưa có hành động xâm hại tính mạng nhưng nhìn cách họ cư xử như uy hiếp tinh thần của khách hàng — anh Hiếu chia sẻ - Để có được vài trăm triệu đồng, chúng tôi đã phải tích cóp nhiều năm những mong có được căn nhà để ở. Vậy mà, chúng tôi bị chiếm dụng vốn 3 năm nay, rồi phải chịu mất một phần tiền không nhỏ, thế mà còn bị đối xử thế này. Chắc chắn, tôi và bạn bè, người thân sẽ không bao giờ mua nhà của Cengroup nữa”.
Khách hàng này đã bị đánh chảy máu khi yêu cầu được đối thoại với chủ đầu tư Dự án Đại Thanh
Khách hàng này đã bị đánh chảy máu khi yêu cầu
được đối thoại với chủ đầu tư Dự án Đại Thanh 
Cách đây ít ngày, hàng chục 
khách hàng của chủ đầu tư Nam Cường ở đường Lê Văn Lương, giờ được “trình làng” với tên The Sparks (Dương Nội, Hà Đông) cũng đã phản ánh bị các “bảo vệ” của chủ đầu tư “trấn áp” ngày tại thời điểm khai trương dự án do họ muốn gặp chủ đầu tư đối thoại về những tranh chấp giữa hai bên. “Chúng tôi là khách hàng của dự án này, và là những người đóng góp làm nên tên tuổi của Tập đoàn Nam Cường - chị Lưu Thị Hoàng Phương (cư dân The Sparks) nói - Nhưng cách mà Tập đoàn này cư xử với chúng tôi khiến cho nhiều khách hàng xem xét lại quyết định “sống chung” với Nam Cường trong cùng một mái nhà”. 
Trước sự việc này ít ngày, tại khu vực Sàn giao dịch Mường Thanh, khách hàng của dự án Khu đô thị Đại Thanh khi tập trung đến đề nghị đối thoại với chủ đầu tư về những tranh chấp liên quan đến dự án cũng đã bị hành hung phải nhập viện bởi những người tự xưng là an ninh của Sàn giao dịch Mường Thanh. Thậm chí, một phóng viên có mặt cũng bị một số người trong nhóm này giật máy ảnh, trấn áp tinh thần…
Báo động về văn hóa doanh nghiệp 
Trước đây, liên quan đến giải phóng mặt bằng, nhiều người dân trong khu vực dự án đã từng phàn nàn với phóng viên về tình trạng “bị dọn sạch” bởi những người lạ dữ dằn chỉ trong một buổi tối. Tình trạng đó thảng hoặc mới chỉ xảy ra và người dân cũng không lưu lại nhiều chứng cứ.
Thế nhưng, thời gian gần đây, ngay trong bối cảnh niềm tin của khách hàng vào chủ đầu tư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, những chiêu trò “bẩn” mà khách hàng phải đối mặt càng làm cho một chút niềm tin còn lại của khách hàng dành cho chủ đầu tư lung lay, và những đồn thổi về việc chủ đầu tư sử dụng “lực lượng bên ngoài” trong quan hệ với khách hàng ngày càng lộ diện rõ ràng hơn. 
Nói về việc khách hàng bị đe dọa, trấn áp tinh thần để không dám đấu tranh, Luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc) cho rằng, hành vi doanh nghiệp do không xử lý được những vướng mắc với khách hàng nên đã sử dụng “xã hội đen” để trấn áp khách hàng, nếu có, là hành vi đáng lên án và các cơ quan chức năng cần lưu tâm xử lý. Theo ông Bình, cần phải xem lại đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. 
“Trước hết, phải xem xét tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư là gì? Nếu các bên không thể giải quyết được thì phải đưa ra tòa án - ông Bình nói - Tuy nhiên, việc một số doanh nghiệp không sử dụng hệ thống pháp luật mà lại đối xử với khách hàng bằng các biện pháp tiêu cực là điều cần phê phán. Hai nữa, đây là hành vi vi phạm pháp luật về hình sự, trước hết mang dấu hiệu của việc gây rối trật tự công cộng”. 
Cho đến nay, chưa có kết luận cuối cùng nào cho những sự việc xảy ra ở trên, và vì thế, biện pháp đối phó mà khách hàng có thể chủ động lựa chọn duy nhất vẫn chỉ là tẩy chay, tránh xa các chủ đầu tư có văn hóa kinh doanh kém.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.