Một bảo vệ của VFF bị phát hiện chào bán 4 cặp vé mời

Lợi dụng cơn sốt vé khi đội tuyển Việt Nam thi đấu AFF Suzuki cup 2018, nhiều người mua vé và bán lại với giá cao kiếm lời.

Chiều 5/12, nhiều tổ công tác của Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã bắt quả tang 12 người chèo kéo mời mua vé, gây mất an ninh trật tự tại quảng trường sân vận động Mỹ Đình. Gần 100 vé bị tạm giữ.

"Những ngày trước đó cũng có nhiều cò vé bị bắt và tất cả đều bị xử phạt hành chính", lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm nói.

Trong số này có 4 cặp vé mời khán đài A do một bảo vệ của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) chào bán. Ông này đang giao dịch cho một người hâm mộ với giá 4,5 triệu đồng/cặp thì bị bắt quả tang.

Phía Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam xác nhận, bảo vệ bị tạm giữ là Trịnh Ngọc Trung. Vợ ông Trung cũng đang làm tạp vụ tại Trung tâm. Theo tiêu chuẩn, ông Trung được mua ba cặp vé và được một đôi giấy mời. Do thấy chênh lệch lớn, ông Trung đã bán lại kiếm lời. 

Một số cò vé bị bắt trong chiều 5/12. Ảnh: Hưng Yên.

Một số cò vé bị bắt trong chiều 5/12. Ảnh:Hưng Yên.

Một "cò vé" khai nhận, thấy nhu cầu mua vé bóng đá xem đội tuyển Việt Nam thi đấu tăng cao nên vào trang mạng congdongve mua, sau đó về bán lại. Mỗi cặp vé, người này kiếm lời khoảng 400.000 đồng. Từ đầu tháng 12 đến nay, anh ta kiếm được 20 cặp vé và đến chiều 5/12 chào bán 9 cặp thì bị bắt.

Theo Công an quận Nam Từ Liêm, mấy ngày trước có người cầm 70 vé chào bán, song đến hôm nay chỉ còn vài cặp. Thủ đoạn của nhóm người này khá tinh vi nhằm qua mặt nhà chức trách.

Từ khi đội tuyển Việt Nam đá vòng bảng giải bóng đá AFF Suzuki cup 2018, cơn sốt vé lên cao. Đến vòng bán kết, giá vé được đẩy lên nữa. Người hâm mộ muốn có tấm vé vào xem trận đấu lượt về bán kết với Philippines trên sân Mỹ Đình phải bỏ ra số tiền gấp nhiều lần giá trị thực.

Số vé bị thu giữ. Ảnh: Hưng Yên.

Số vé bị thu giữ. Ảnh:Hưng Yên.

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, vé xem bóng đá là "hàng hóa" hợp pháp, được phép giao dịch. Việc mua bán không bị pháp luật cấm, không bị coi là vi phạm pháp luật. Việc mua bán với giá bao nhiêu do các bên thỏa thuận. 

Tuy nhiên, việc bán vé của các "cò" vẫn có thể bị xử lý nếu thuộc một trong những hành vi sau: gây rối trật tự công cộng, hoặc cản trở giao thông đường bộ. Gây rối trật tự công cộng là hành vi phổ biến nhất, biểu hiện là chèo kéo, tranh giành khách, chửi bới, nói tục, gây mất an ninh trật tự khu vực.

Theo điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, hành vi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Hành vi lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng bị xử phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

Tùy theo tính chất, mức độ, hành vi gây rối trật tự công cộng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng, theo điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hành vi cản trở giao thông đường bộ là nếu người bán dừng xe, đỗ xe (môtô, xe máy) ở lòng đường đô thị để bán vé mà gây cản trở giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng, theo Điều 6 Nghị định số 46/2016.

Đọc thêm

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.

254 bị can bị truy tố liên quan đến vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bị can Trần Kỳ Hình - Nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. (Ảnh: CA)
(PLVN) - Ngày 26/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau cảnh báo khẩn

Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau cảnh báo khẩn
(PLVN) - Tối 26/3, ông Trần Quốc Chính – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau (TTTT) thông báo về việc cảnh giác với hành vi giả danh cán bộ, công chức Sở này gọi điện nhằm mục đích lừa đảo.

Bắt thêm nhiều bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil

Đại tá Phan Thành Bá thông tin tại buổi họp báo (Ảnh: CAND).
(PLVN) - Đại diện lãnh đạo Cục An ninh điều tra Bộ Công an thông tin, liên quan đến vụ án Xuyên Việt Oil, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 11 bị can, trong đó mới bắt tạm giam thêm 4 người về hành vi "Đưa, Nhận hối lộ".