Xử nghiêm trường hợp ép giá, tung tin thất thiệt về thịt lợn

Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNN đảm bảo nguồn cung thịt lợn trước và sau Tết nguyên đán. Ảnh: IT
Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNN đảm bảo nguồn cung thịt lợn trước và sau Tết nguyên đán. Ảnh: IT

(PLVN) - Bộ NN&PTNT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng thực phẩm cuối năm 2019 và đầu năm 2020, trong đó trọng tâm là tình hình nguồn cung thịt lợn.

Trước đó, ngày 17/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá yêu cầu Bộ NN&PTNT khẩn trương báo cáo Thủ tướng về tình hình giá thịt lợn, bình ổn giá cuối năm. 

Nguồn cung thịt lợn: Còn khoảng 25 triệu con

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2019 chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) làm giảm đáng kể số đầu con và sản lượng so với 2018. Sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018 (bao gồm giảm khoảng 9.0% do thiệt hại bị bệnh DTLCP và gián tiếp do chưa tái đàn).

Hiện nay, tổng đầu lợn theo báo cáo của các tỉnh hiện còn khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con; đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109 nghìn con. Cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn lợn.

Các doanh nghiệp lớn có chuỗi sản xuất thịt lợn như Công ty C.P, Masan, Mavin… đã và đang mở rộng hàng trăm điểm bán thịt lợn chất lượng, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố (Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh,…) để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Dự kiến nhu cầu thịt lợn hai tháng trước Tết nguyên đán vào khoảng 600.000 tấn. Ảnh: IT
 Dự kiến nhu cầu thịt lợn hai tháng trước Tết nguyên đán vào khoảng 600.000 tấn. Ảnh: IT

Về dự trữ các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu các tháng cuối năm, bao gồm cả thực phẩm của các địa phương trọng điểm: Thành phố Hà Nội (đã bố trí nguồn kinh phí 31.200 tỷ đồng) và TP Hồ Chí Minh (đã bố trí nguồn kinh phí 102.891 tỷ đồng) đang tổ chức triển khai kế hoạch dự trữ thực phẩm phục vụ nhu cầu các tháng cuối năm và phục vụ Tết nguyên đán.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công thương, nhiều địa phương đã chủ động dự trữ các nguồn thực phẩm cho nhu cầu cuối năm và Tết Nguyên đán như: Tỉnh Bắc Giang đã tổ chức dự trữ 20.000 tấn thịt lợn; tỉnh Phú Thọ ước tính sản lượng thịt lợn đạt 10.000 tấn từ nay đến Tết âm lịch so với nhu cầu của địa phương là 7.000 tấn cho 3 tháng trước và sau Tết âm lịch.

Theo dự báo, nhu cầu về thịt lợn trong hai tháng 12/2019 và 1/2020 khoảng 600.000 tấn.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cấp bách

Theo số liệu của Bộ NN&PTNN, từ tháng 1 đến tháng 11/2019, tổng lượng thịt lợn nhập khẩu (NK) là 96.000 tấn, trị giá đạt hơn 108 triệu USD, tăng 101,7% về lượng và tăng 94,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường, trong tháng 11/2019, thịt lợn được NK nhiều nhất từ Ba Lan, đứng thứ 2 là Đức, sau đó là Hoa Kỳ, Hà Lan. Lượng NK này chưa bù đắp được lượng thiếu hụt và chủng loại thịt mà người dân thường có nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết…

Bộ NN&PTNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo ngành công thương và các địa phương cần tập trung nguồn lực nhiều hơn cho công tác bình ổn mặt hàng thịt lợn trong dịp Tết Canh Tý tới đây, đồng thời có kế hoạch cho NK thịt lợn từ các quốc gia có hiệp định song phương về xuất, NK thịt lợn để cân đối việc thiếu hụt thịt lợn trong nước và đảm bảo hải hoà lợi ích giữa các bên.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến kiểm tra nguồn cung thực phẩm gia cầm tại Phú Thọ. Ảnh: Khương Lực
 Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến kiểm tra nguồn cung thực phẩm gia cầm tại Phú Thọ. Ảnh: Khương Lực

Trao đổi với PLVN, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến cho biết, hiện Bộ đã đề ra 6 giải pháp để thực hiện việc đảm bảo nguồn cung thịt lợn, đồng thời ổn định tình hình giá cả thị trường, nhất là dịp Tết nguyên đán đang cận kề.

Trước hết, Bộ cùng các ban ngành địa phương chủ động, tập trungn công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là DTLCP, tránh việc lây lan, tái phát trở lại tại nhiều địa phương.

Tiếp đến, việc tái đàn ở các doanh nghiệp lớn, trang trại, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải đồng thời với cam kết đảm bảo an toàn sinh học. Bên cạnh đó, các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cần được nhân rộng để đảm bảo sản xuất.

Ngoài thịt lợn và chăn nuôi lợn, việc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc lớn, gia súc ăn cỏ, gia cầm cũng cần được chú trọng. Tuy nhiên cần phải đảm bảo ba nguyên tắc: Đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, cân đối cung cầu và đảm bảo an sinh.

Việc nhập khẩu thịt lợn được tính đến nhưng tuyệt đối nói không với lợn và sản phẩm thịt lợn bán bất hợp pháp qua biên giới cũng như nhập khẩu lợn lậu vào nước ta. Các biện pháp tuyên truyền, thông tin của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh thường xuyên để người dân, người nuôi nắm bắt kịp thời, giảm thiểu thiệt hại tới mức tối đa.

Đến ngày 20/12, Bộ NN&PTNN cho biết, tổng sản lượng các loại thực phẩm gia cầm, gia súc và thủy hải sản đã tăng hơn 400.000 tấn so với năm 2018, một phần phục vụ cho tăng trưởng, một phần bù đắp thiếu hụt do bệnh DTLCP. Cùng với đó, nhiều địa phương đã chủ động chỉ đạo tái đàn có kết quả và đã có thịt lợn cung cấp cho thị trường.

Phát biểu chỉ đạo mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu các hộ dân, trang trại chăn nuôi không găm hàng; tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động bất hợp pháp như đầu cơ, ép giá, tung tin thất thiệt... gây mất ổn định thị trường.

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.